Thứ bảy, 27/04/2024 07:58 (GMT+7)

Không cần phải rình, hãy dùng camera giám sát hành vi xả rác!

MTĐT -  Thứ hai, 27/04/2020 16:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Không thể cứ rình người ta quăng rác thải ra đường để xử phạt được, mà cái này phải là nhận thức của cả xã hội, chứ không chỉ đơn giản là luật”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình có lý khi cho rằng đối với hành vi xả rác “không thể cứ rình người ta quăng rác thải ra đường để xử phạt được, mà cái này phải là nhận thức của cả xã hội, chứ không chỉ đơn giản là luật”.

Rác thải xả bừa bãi trên đường tại TPHCM. Ảnh: Anh Tú.

Ý kiến được ông Phan Thanh Bình phát biểu tại phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường vào chiều ngày 21.4.2020.

Hành vi xả rác bừa bãi hiện nay khá phổ biến trong xã hội. Tất nhiên, nếu chỉ dựa vào sức người để kiểm soát hành vi vi phạm này chắc chắn sẽ không đủ nhân lực đáp ứng xuể.

Trên thực tế, việc giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường đã được các tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị… triển khai từ hàng chục năm qua. Trong nhà trường, học sinh cũng thường được giáo viên chỉ bảo, nhắc nhở về vấn đề này. Tuy nhiên, sự tiến bộ về ý thức không xả rác và bảo vệ môi trường không đồng đều.

Còn nhớ vào tháng 7.2019, nữ sinh Nguyễn Nguyệt Linh lớp 5M2 trường Marie Curie Hà Nội đã viết thư gửi 40 hiệu trưởng đề nghị không thả bóng bay trong lễ khai giảng năm học mới nhằm hưởng ứng chiến dịch chống rác thải nhựa gây hại môi trường. Sáng kiến của Linh sau đó đã được nhiều trường và cơ sở giáo dục hưởng ứng.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, vào tháng 11.2018, một vụ xả rác đầy tai tiếng đã xảy ra tại thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Ông Nguyễn Quốc Tr, một người thường trú tại địa phương, đã lái ôtô chở rác ra đổ bừa bãi ven đường. Hành vi này của ông Tr. đã bị chính quyền địa phương xử phạt 3 triệu đồng.

Các biện pháp chế tài, xử phạt nghiêm cũng là một trong những biện pháp răn đe và cũng đồng thời góp phần chấn chỉnh ý thức của người dân và cộng đồng. Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thời nay, không nhất thiết cứ dàn lực lượng ra đi rình bắt quả tang đối tượng xả rác bừa bãi. Thay vào đó, việc ứng dụng camera giám sát vừa giúp tiết giảm được nhân lực vừa ghi hình rõ được bằng chứng để xử lí.

Trường hợp ông Nguyễn Quốc Tr. đánh ôtô ra đường xả rác, vụ việc được dư luận biết đến cũng nhờ có camera an ninh của nhà một người dân gần đó ghi hình lại, từ đó chính quyền địa phương có cơ sở để làm việc và xử phạt ông Tr.

Trong một dịp đến thành phố Cao Hùng của Đài Loan (Trung Quốc), anh bạn Trần Chính Phi giải thích cho chúng tôi lí do vì sao hộ gia đình nào ở mặt tiền đường cũng lắp camera an ninh: “Chính quyền xử phạt việc xả rác bừa bãi rất nặng. Chính vì vậy nhà nào cũng lắp camera để ghi hình người xấu quăng rác trước nhà mình, tránh bị phạt oan”.

Cuối năm 2019, UBND TPHCM đã duyệt chi 1.600 tỉ đồng để lắp đặt hơn 10.000 camera an ninh trên địa bàn, trở thành những “mắt thần” ghi nhận các hành vi vi phạm nơi công cộng.

Theo báo Lao động

Bạn đang đọc bài viết Không cần phải rình, hãy dùng camera giám sát hành vi xả rác!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới