Thứ hai, 13/05/2024 20:33 (GMT+7)

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

MTĐT -  Thứ sáu, 23/02/2024 10:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan theo dõi tình trạng biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, 25% khu vực châu Âu và Bắc Phi đang trong tình trạng hạn hán, với 19,3% diện tích đất ở mức "cảnh báo" về thiếu độ ẩm. Trong khi đó, có 2,5% diện tích đất trong khu vực ở mức báo động, đồng nghĩa rằng cây cối đang phát triển không bình thường do hạn hán nghiêm trọng.

Từ cuối tháng 1 đến nay, tình hình trở nên xấu hơn nhưng có cải thiện nhẹ so với cùng kỳ năm 2023, giai đoạn có 31,1% diện tích đất chịu hạn hán. Khu vực phía Tây Địa Trung Hải bao gồm miền Nam Italy, Tây Ban Nha, miền Bắc Maroc, Algeria và Tunisia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Nguyên nhân dẫn đến hạn hán là nhiệt độ ấm hơn bình thường của các mùa trong năm.

Dữ liệu của Copernicus cũng cho thấy tháng 1 năm nay là tháng 1 nóng kỷ lục trên toàn cầu do tình trạng thiếu mưa kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm tại một số khu vực. Tại Tây Ban Nha, đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm, chính quyền vùng Catalonia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong đó có quy định mới về hạn chế sử dụng nước.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)

Mức dự trữ của các hồ chứa nước trong vùng này đã giảm xuống dưới 16%. Tại Pháp, khu vực miền Nam đang ghi nhận tình trạng báo động về mực nước ngầm - nguồn dự trữ nước uống chính của Pháp.

Tại Italy, chính quyền đảo Sicily đã tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp vào đầu tháng 2, trong khi ở Sardinia, nông dân phải tuân thủ các quy định hạn chế sử dụng nước. Tại Maroc, nhiệt độ gần đây lên tới 37 độ C và nước này đang trải qua hạn hán năm thứ sáu liên tiếp.

Trong khi đó, dữ liệu mới nhất từ Cơ quan quan sát hạn hán châu Âu (EDO) cũng cho thấy hơn 45% khu vực Nam Âu đã trải qua hạn hán, với 2,8% diện tích đất ở mức “báo động” cao nhất trong 10 ngày đầu tháng 2 này.

EDO dự báo mùa Xuân năm 2024 ở châu Âu và Địa Trung Hải sẽ ấm hơn bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu tuyết trên một số dãy núi, vốn là nguồn cung cấp nước cho các con sông trong những tháng tới.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Gia Lai: Đón đầu mùa cao điểm du lịch
Cùng với việc quảng bá của ngành du lịch, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân lực, đầu tư thêm nhiều sản phẩm mới để phục vụ du khách trong mùa du lịch hè năm 2024.
Mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.
Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi qua đời ở tuổi 86
Trung tá – NSND Tường Vi tên đầy đủ là Trương Tường Vi, SN 1938 tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong sự nghiệp ca hát, NSND Tường Vi để lại dấu ấn với các ca khúc âm nhạc bất hủ, nổi bật là ca khúc “Cô gái vót chông”.