Thứ hai, 29/04/2024 07:51 (GMT+7)

Nhật Bản: Thử nghiệm Dự án năng lượng mặt trời ngoài khơi

MTĐT -  Thứ hai, 05/02/2024 21:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án năng lượng mặt trời ngoài khơi đang được Nhật Bản triển khai thử nghiệm tại vịnh Tokyo.

Dự án sẽ đánh giá tính hiệu quả so với lắp đặt trên mặt đất trước khi tiến tới thương mại hóa với quy mô lớn nhằm hướng tới mở rộng quy mô năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản.

Khoảng 100 tấm pin năng lượng mặt trời đang được lắp đặt trên vịnh Tokyo, năng lượng tạo ra sẽ được lưu trữ bằng pin để sử dụng tại những khu vực có nhu cầu. Đây là dự án được thực hiện với sự phối hợp của tập đoàn xây dựng Sumitomo và chính quyền thành phố Tokyo.

Dự kiến, việc lắp đặt sẽ được hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động vào từ tháng 4 năm nay. Đây là một phần trong kế hoạch thúc đẩy các công nghệ tiên tiến cho Tokyo cho 100 năm tới.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)

Ông Yukio Taketomi, Giám đốc Cục Xúc tiến Năng lượng Tái tạo Nhật Bản, nói: "Lợi thế của dự án ngoài khơi là khả năng hấp thu năng lượng hiệu quả. Mặt khác, với lợi thế diện tích mặt nước, chúng tôi có thể xây dựng những dự án với quy mô lớn để sản xuất điện mặt trời".

Tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên giàn phao, cách mặt nước khoảng từ 1 - 3 mét. Các chuyên gia của dự án sẽ theo dõi để đánh giá khả năng phát điện cũng như tính bền vững của dự án đối với các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt như gió, sóng biển, sự ăn mòn của nước biển cũng như các tình huống thiên tai, trước khi hướng tới thương mại hóa điện mặt trời ngoài khơi trên toàn Nhật Bản.

Dự án năng lượng mặt trời trên biển hiện được thử nghiệm với quy mô nhỏ. Các dự án này nếu mang lại hiệu quả và thực hiện quy mô lớn có thể giúp các quốc gia có đất đai hạn chế như Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Vĩnh Hải (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản: Thử nghiệm Dự án năng lượng mặt trời ngoài khơi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.