Thứ bảy, 27/07/2024 09:24 (GMT+7)

Quan ngại về hệ thống cảnh báo sớm và ứng phó khẩn cấp ở Libya

MTĐT -  Thứ sáu, 15/09/2023 10:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc (LHQ) vừa qua cho rằng hàng nghìn người đáng ra được cứu sống nếu hệ thống cảnh báo sớm và ứng phó khẩn của quốc gia Bắc Phi hoạt động hiệu quả.

tm-img-alt
Nhà cửa, đường sá và phương tiện bị phá hủy do mưa lũ gây ra bởi Cơn bão Daniel ở thành phố Derna, Libya, ngày 11/9. (Ảnh: AFP)

Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho rằng nếu các cơ quan chức năng có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ hơn thì họ đã có thể đưa ra các cảnh báo sớm và lực lượng ứng phó khẩn cấp với thảm họa đã có thể tiến hành công tác sơ tán người dân, giúp cứu sống được phần lớn con số thiệt mạng hiện nay. 

Ông Taalas nhấn mạnh vai trò của công tác dự báo, cảnh báo và tuyên truyền thông tin thời tiết đến người dân, cho rằng sự yếu kém trong công tác này tại Libya là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả và mức độ thiệt hại về người và tài sản như hiện nay. 

Tuy nhiên, người đứng đầu WMO cũng thừa nhận rằng sự yếu kém này một phần là do cuộc xung đột kéo dài giữa các bên đối địch ở miền Đông và Tây Libya đã hủy hoại mạng lưới quan trắc thời tiết và hệ thống công nghệ thông tin. Đó là lý do vì sao hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động đúng cách khi lũ quét ập đến, theo đó người dân đã không nhận được bất kỳ chỉ dẫn sơ tán nào. Ông Taalas nhấn mạnh: "Nếu các chỉ thị sơ tán được đưa ra thì con số thiệt mạng đáng nhẽ ra đã giảm thiểu đáng kể".

Trong khi đó, hiện chưa thể xác nhận số liệu chính xác về thương vong do giới chức cung cấp con số khác nhau. Hãng tin AP dẫn số liệu của giới chức y tế Libya cho biết con số thiệt mạng ở Derna đã lên tới 5.500, tính đến sáng 13/9 (theo giờ địa phương).

Trong khi đó, hãng tin AFP cho biết, tính đến thời điểm này, ít nhất 4.000 người thiệt mạng sau trận lũ quét nghiêm trọng hôm 10/9 tại thành phố Derna, miền Đông nước này. Con số này dự kiến sẽ tăng cao do vẫn còn hàng nghìn người mất tích do bị cuốn trôi ra biển Địa Trung Hải hoặc bị chôn vùi dưới cát. Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo vẫn còn 10.000 đang mất tích. 

Cộng đồng quốc tế đã cam kết hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại quốc gia Bắc Phi này. LHQ, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi khác cho biết sẽ cử các đội cứu hộ và nhu yếu phẩm hằng ngày như thuốc men, lương thực thực phẩm và lều trại trú tạm, để hỗ trợ Libya. Trong đó, LHQ đã cam kết tài trợ 10 triệu USD cho Libya.

Hiện ít nhất 30.000 người rơi vào tình cảnh không có nhà ở. Trong khi đó, các nhóm cứu hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thành phố Derna do toàn bộ hệ thống điện và cầu đường đến thành phố này bị hủy hoại. 

Giới chuyên gia cho rằng thảm họa tại Libya là do tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu. Trong khi đó, hệ thống cảnh báo và cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm xung đột đã làm suy giảm khả năng ứng phó trước thảm họa.

An Đông (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Quan ngại về hệ thống cảnh báo sớm và ứng phó khẩn cấp ở Libya. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điểm sáng trong xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn
Hiện nay nhiều địa phương tại các vùng nông thôn đã giảm dần được lượng rác thải phải thu gom hàng ngày nhờ triển khai thực hiện phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại hộ và xử lý rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành