Thứ bảy, 27/07/2024 13:00 (GMT+7)

Tác hại của ngộ độc thủy ngân và 5 loại cá không nên mua

MTĐT -  Thứ ba, 26/07/2022 16:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cá là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho cơ thể. Thế nhưng, có một số loại cá chứa thủy ngân, cực kỳ gây hại cho thần kinh con người.

Lợi ích sức khỏe của việc ăn cá

Một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi và cá trích rất giàu axit béo omega-3, tốt cho não và tim mạch. Cá còn là nguồn cung cấp canxi, các chất dinh dưỡng khác. Đó là một trong những lý do khiến Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Tuy nhiên, một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Đây là một chất độc cực kỳ gây hại cho thần kinh nếu bạn tiêu thụ quá mức.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Ngộ độc thủy ngân là gì?

Thủy ngân là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy trong đất, nước và không khí. Mặc dù một lượng nhỏ trong thực phẩm có thể không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng quá nhiều có thể gây ngộ độc.

Chuyên gia dinh dưỡng Malina Malkani (Mỹ) cho biết: “Mọi người cũng có thể tiếp xúc với thủy ngân thải ra từ các vật chứa hoặc thiết bị bị lỗi có chứa thủy ngân, chẳng hạn như nhiệt kế. Thủy ngân đôi khi cũng được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và chất bảo quản”.

Có 2 loại thủy ngân chính: Thủy ngân metyl và thủy ngân nguyên tố (kim loại).

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), methylmercury (thủy ngân metyl) có thể được tìm thấy trong các mô của cá và động vật có vỏ. Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân thông qua các vật dụng chứa thủy ngân kim loại bị vỡ. Tất cả đều gây hại cho cơ thể

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân là gì?

Ngộ độc thủy ngân xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng đến thần kinh. Một số vấn đề và triệu chứng xảy ra như suy giảm trí nhớ, lo lắng, cáu kỉnh và trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, mất thị lực, nói lắp, yếu cơ.

Theo Malkani, việc hấp thụ thủy ngân đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ phụ nữ mang thai. Lúc này, tác động của thủy ngân tới mẹ và bé tăng cao, cực kỳ nguy hại. “Phụ nữ nhiễm thủy ngân cao trong thời kỳ mang thai có thể gây ra thai chết lưu, biến dạng mặt, dị tật ống thần kinh, tổn thương não và bại não ở trẻ sơ sinh”.

Các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao

Những loại cá có nhiều thủy ngân nhất thường là những loại cá có kích thước lớn như cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá cờ xanh, cá thu vua.

Theo Malkani: “Lý do 5 loại cá này chứa nhiều thủy ngân là do chúng có kích thước lớn. Cá bé thường ăn các sinh vật phù du dưới nước, sau đó lại trở thành mồi cho cá lớn. Quá trình các loại cá lớn ăn cá bé này khiến thủy ngân tích tụ lại nhiều trong cơ thể của các loài cá có kích thước lớn hoặc khổng lồ”.

Thủy ngân là một nguyên tố tự nhiên của Trái đất, vì vậy một số sẽ xuất hiện tự nhiên trong môi trường biển và đại dương. Tuy nhiên, cũng có dòng chảy vào nước từ các hoạt động của con người làm phát thải thủy ngân vào môi trường như đốt than, khai thác vàng và các hoạt động sản xuất khác nhau.

Cá và động vật có vỏ hấp thụ và tích tụ thủy ngân, khi những con cá lớn hơn ăn những con cá nhỏ có chứa thủy ngân, nó có xu hướng tích tụ trong cơ thể chúng.

Danh sách các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp

Các loại cá khác có xu hướng chứa ít thủy ngân bao gồm cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích, cá tuyết, động vật có vỏ như tôm hoặc sò điệp.

“Mức độ thủy ngân trong cá và động vật có vỏ phụ thuộc vào nguồn thức ăn của cá, thời gian chúng sống và mức độ thủy ngân tích tụ trong chúng”, Malkani nói.

Cá lớn có thể có lượng thủy ngân gấp 10 - 20 lần so với cá bé.

Vì thế, khi mua cá, người tiêu dùng nên có sự lựa chọn thông minh để giúp giảm nguy cơ hấp thụ thủy ngân.

Trên thực tế, việc ngộ độc thủy ngân do ăn hải sản gây tổn hại tới sức khỏe cấp tính hoặc tử vong rất hiếm nhưng ngay cả khi tiếp xúc với thủy ngân liều thấp cũng cần phải tránh.

Việc tiếp xúc với thủy ngân nói chung có thể ảnh hưởng đến tim và các bộ phận khác của cơ thể (ngoài não) nếu mức độ đủ cao.

Nếu bạn chỉ ăn hải sản 1 hoặc 2 lần một tuần, không cần quá lo lắng về ngộ độc thủy ngân. Chỉ khi bạn đang tiêu thụ một lượng lớn các loại cá lớn thì mới nên lo lắng.

Cách ngăn ngừa nhiễm độc thủy ngân từ cá

Theo Malkani, chọn cá nhỏ, có nguồn gốc rõ ràng giúp đảm bảo lượng axit béo omega-3 và lượng thủy ngân thấp hơn. Các lựa chọn tuyệt vời bao gồm cá hồi (tốt nhất là Alaska hoang dã hoặc đóng hộp trong bao bì không chứa BPA), cá mòi, cá trích và cá thu Bắc Mỹ.

Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và hoặc đang cho con bú nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá ngừ vây xanh…

An Na (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tác hại của ngộ độc thủy ngân và 5 loại cá không nên mua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Bài thơ: Chỉ là...
Chỉ là ta gặp nhau không đúng chỗ//Giữa bao la phố xá rộn tiếng cười////Giữa những bon chen cảnh đời mờ tỏ///Bước chân lạc loài rung nhịp đôi tim.
Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành