Ngày 22/1, một trận động đất có độ lớn 6,0 đã làm rung chuyển quần đảo Talaud của Indonesia. Trước đó cùng ngày, liên tiếp xảy ra các trận động đất ở Philippines, Nhật Bản và Mỹ.
Với dự án lớn như xây đường tàu dài 13.000 km nối liền Trung Quốc và Mỹ, nhân loại sẽ chứng kiến một “đường ray tơ lụa” đem lại lợi ích không tưởng. Nhưng rõ ràng, mọi thứ không đơn giản thế …
Lượng khí thải nhà kính tăng mạnh trở lại trong năm 2021 không gây ngạc nhiên và thậm chí đáng lẽ có thể còn cao hơn nếu như toàn bộ các ngành của nền kinh tế Mỹ đã vận hành trở lại hoàn toàn 100%.
Hỏa hoạn bắt nguồn từ một căn hộ thông tầng trên tầng 3 của một tòa nhà cao tầng ở quận Bronx của thành phố New York, khiến hơn 80 người thương vong và con số này dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.
Sau 139 năm tọa lạc tại số 807 Phố Franklin, tòa nhà hai tầng có từ thời Victoria – vốn được biết đến với tên gọi là Ngôi nhà của người Anh (Englander House) đã được đặt lên những con lăn khổng lồ và đưa đến vị trí mới trên phố Fulton.
Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ cho biết cơn bão tuyết đầu mùa mang đến từ 12-25cm tuyết với sức gió 64km/h trong các khu vực bị ảnh hưởng. Cảnh báo thời tiết nguy hiểm được phát đi cho các bang từ Nam - Bắc Carolina đến bang New Jersey (Mỹ).
Theo Trung tâm Địa chấn châu Âu-Địa Trung Hải (EMSC), tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 9,3km, tại vị trí 40,315 vĩ độ Bắc và 124,739 kinh độ Tây.
Siêu bão Ida và cơn bão mùa đông Uri ở Mỹ, cũng như lũ lụt ở châu Âu, đã làm cho năm 2021 trở thành năm tốn kém đứng thứ tư về mức trả bảo hiểm thiên tai trong ngành này kể từ năm 1970 đến nay.
Nhà khoa học về khí quyển tại Đại học Illinois, Jeff Trapp, cho biết những năm gần đây “điều chúng ta thường thấy là những ngày ấm áp hơn trong mùa lạnh, chính điều này tạo giông bão và lốc xoáy.”
Những trận lốc xoáy kỷ lục đã quét qua 8 bang miền Trung Tây và Nam của nước Mỹ cuối tuần qua, khiến hơn 100 người thiệt mạng. Riêng tại bang Kentucky có tới hơn 80 người chết.
Theo dữ liệu từ Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ tiết lộ, nước Mỹ vẫn là nguồn chủ yếu đưa rác thải nhựa ra đại dương hiện nay, bao gồm cả nhựa vận chuyển đến các quốc gia khác và sử dụng sai mục đích.
Theo một báo cáo mới được đệ trình lên chính phủ liên bang ngày 1-12, Mỹ là quốc gia xả thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Báo cáo kêu gọi lập chiến lược quốc gia để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa.
Điều thay đổi rõ nhất ở New York là ngày càng thấy nhiều công viên được xây lên, đường phố cho ôtô bị thu hẹp dành chỗ để trồng các chậu cây cảnh và chỗ ngồi nghỉ chân cho khách đi đường.
Ba nước có lượng khí phát thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết thể hiện quyết tâm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 8/10 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Biến đổi khí hậu John Kerry.