Sáng 2/8, Bộ TN&MT đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trên sản xuất trên địa bàn.
Tọa đàm Quản lý bền vững chất thải nhựa trong chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các cơ sở y tế triển khai giảm thiểu và quản lý bền vững chất thải nhựa y tế, góp phần giảm phát chất thải nhựa từ các cơ sở y tế ra môi trường...
Ngày 12/7, Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF), Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo “Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Chính sách và Thực thi”.
Ngày 17.6, tại TP Quy Nhơn, Sở KH&CN phối hợp với Sở TN&MT, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Bình Định”.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phân rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT và các địa phương. Đến nay, việc hướng dẫn thực hiện đã khá rõ ràng.
Theo UBND Quận Hai Bà Trưng, việc sử dụng kế hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt qua loại túi tiêu chuẩn sẽ làm cơ sở tiền đề cho việc trả phí theo lượng thải khi có văn bản hướng dẫn áp dụng tính giá theo lượng thải của Thành phố.
UBND TP. Hải Phòng vừa công bố quyết định giao cho Ban quản lý Khu kinh tế làm bên mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ.
Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn quan trọng gửi đến các đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải, và đầu tư các khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên toàn tỉnh.
Sau 2 năm thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), tỷ lệ CTRSH đô thị được thu gom, xử lý đạt trên 88,8%, ở khu vực nông thôn đạt trên 33,7%.
Mới đây, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với UBND quận Sơn Trà về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.