Thứ sáu, 26/04/2024 06:40 (GMT+7)

Tăng cường quản lý môi trường trong khu kinh tế Dung Quất

Duy Anh -  Thứ hai, 30/01/2023 13:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong năm 2022, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh (Ban Quản lý) đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, đặc biệt là quản lý sử dụng đất và xử lý nước thải...

tm-img-alt

Thời gian qua, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh (Ban Quản lý) đã triển khai chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm phát sinh do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra.

Trong năm 2022, Ban Quản lý thường xuyên phối hợp với các sở, ngành chính quyền địa phương liên quan theo dõi công tác bảo vệ môi trường đối với dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Trước áp lực minh bạch về giải pháp bảo vệ môi trường của người dân vùng lân cận, năm 2022, Đoàn giám sát đặc biệt của Bộ TN&MT về công tác bảo vệ môi trường tại 3 dự án trọng điểm trên địa bàn KKT Dung Quất, gồm Nhà máy Bột - Giấy VNT19, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Qua đó, giúp cho KKT Dung Quất và các KCN tỉnh cũng như nhà đầu tư an tâm hơn về việc triển khai giải pháp bảo vệ môi trường của các dự án này.

Lãnh đạo Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh cho biết, trong năm 2023, Ban Quản lý sẽ tăng cường giám sát việc vận hành, hoạt động của các trạm xử lý nước thải tập trung tại KKT, KCN trên địa bàn tỉnh. Tập trung đôn đốc tiến độ thực hiện việc nâng cấp, cải tạo trạm xử lý nước thải KCN Quảng Phú, Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, nhất là đẩy nhanh tiến độ, đưa hệ thống xử lý nước thải KCN Tịnh Phong vào vận hành chính thức. Đồng thời giám sát, nhắc nhở công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của Công ty CP Cơ điện môi trường Lilama trên địa bàn KKT Dung Quất, đảm bảo phát triển công nghiệp đi đôi với kiểm soát, bảo vệ môi trường an toàn.

Trong quản lý nhà nước về tài nguyên, năm vừa qua, Ban Quản lý đã phối hợp với Sở TN&MT, huyện Bình Sơn lập hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh giao đất cho Ban Quản lý để thực hiện việc giao lại đất, cho thuê đất với diện tích 104,59ha. Đồng thời, ban hành quyết định cho thuê lại đất đối với 8 dự án, với diện tích gần 283ha. Bên cạnh đó, Ban Quản lý còn tập trung rà soát diện tích đã cho thuê sử dụng không đúng mục đích đối với 5 dự án, tổng diện tích hơn 22,1ha; xác định thông tin đơn giá cho thuê đất, thông báo nộp tiền thuê đất, mặt nước cho 9 dự án; điều chỉnh đơn giá thuê đất cho 4 dự án; xác định việc miễn, giảm tiền thuê đất cho 7 dự án; ký 22 hợp đồng thuê đất cho 7 dự án...

Ngoài ra, Ban Quản lý còn đề nghị Sở TN&MT kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm về đất đai, xử lý thu hồi đất của 2 dự án là Khu dịch vụ dầu khí OGS và Nhà máy May xuất khẩu Việt Mỹ; thực hiện gia hạn sử dụng đất đối với 8 dự án. Rà soát báo cáo và đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết những vướng mắc về lĩnh vực đất đai trên địa bàn KKT Dung Quất. Xây dựng và xác định chỉ tiêu đất KCN để đề xuất cấp thẩm quyền xem xét phân bổ chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu thực hiện các dự án trên địa bàn KKT Dung Quất đến năm 2030.../.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường quản lý môi trường trong khu kinh tế Dung Quất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.