Thứ bảy, 27/07/2024 09:18 (GMT+7)

Tết Trung thu ở Hội An là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

An Hạ -  Thứ sáu, 29/09/2023 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, UBND TP Hội An, Quảng Nam đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu.

tm-img-alt

Tại buổi lễ, thừa ủy nhiệm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tết Trung thu từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Hội An. Tết Trung thu còn được gọi là Tết thiếu nhi hay Tết đoàn viên bởi vào dịp này, các thành viên trong gia đình lại được quây quần bên mâm cỗ Trung thu; cùng ngắm trăng, ăn bánh, thưởng trà và chia sẻ cùng nhau những câu chuyện thường nhật, tạo nên một khung cảnh sum vầy ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.

tm-img-alt

Tết Trung thu ở Hội An còn là nơi thể hiện các giá trị tâm linh, tín ngưỡng, sự quan tâm gìn giữ của cả cộng đồng. Điều này đã thể hiện qua hoạt động múa Thiên Cẩu hiện vẫn còn duy trì tại Tết Trung thu ở Hội An. Đây là nét văn hóa đặc biệt cần được bảo tồn và phát huy trong quá trình Hội An xây dựng hồ sơ trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian để tham gia ứng cử vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Theo đó, mở đầu lễ chính thức là màn múa Thiên Cẩu, một loại hình trình diễn dân gian có từ lâu đời và phát triển mạnh ở Hội An từ đầu thế kỷ 20. Đây là hoạt động tái hiện hình tượng Thiên Cẩu nhả ra mặt trăng, báo hiệu cho vụ mùa tươi tốt, cuộc sống an lành. Gắn liền với đó là hệ thống giá trị sáng tạo trang trí hình tượng văn hóa, kỹ thuật biểu diễn, thực hành nghi thức trừ tà khí, trừ hỏa hoạn, cầu mưa thuận gió hòa, cầu tài lộc... Múa Thiên Cẩu đã mang lại giá trị độc đáo và không khí rộn ràng trong các đêm hội Tết Trung thu ở phố cổ, góp phần để Tết Trung thu ở Hội An được Bộ VHTTDL ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

tm-img-alt

Nhân dịp này, TP Hội An đã tổ chức Hội Tết Trung thu năm 2023 với nhiều hoạt động hấp dẫn như diễu hành rước danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu tại Công viên Hội An và các tuyến đường chính của thành phố; Hội thi múa Lân - múa Thiên Cẩu kết hợp chương trình văn nghệ “Đêm hội Trăng rằm”; tái hiện không gian “Đêm phố cổ” Hội An đầu thế kỷ XX cùng các trò chơi bài chòi, hò khoan đối đáp, sinh hoạt văn hóa truyền thống…

Bạn đang đọc bài viết Tết Trung thu ở Hội An là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình
Yên Bái (Lục Yên) sắp diễn ra Ngày hội "Pay Tái"
Ngày hội Pay Tái (đi tết nhà ngoại) xã Lâm Thượng đã trở thành hoạt động thường niên, niềm tự hào của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xã Lâm Thượng nói riêng cũng như huyện Lục Yên nói chung.
Bài thơ: Điều gì cao quý nhất?
Quyền cao, chức lớn, giàu sang///Chết rồi liệu có ai mang theo người?///Điều gì cao quý nhất đời?///Hỏi đất chẳng biết, hỏi trời không hay...

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành