Thứ ba, 30/04/2024 04:31 (GMT+7)

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/11/2023

MTĐT -  Thứ ba, 28/11/2023 19:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 28/11/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 28/11/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 04-CTr/TU đến quý III năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2023, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP Hà Nội cho biết, đến nay Hà Nội có 17/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Mỹ Đức đang phối hợp với các sở, ngành hoàn thiện hồ sơ huyện nông thôn mới trình Trung ương, phấn đấu được công nhận trong quý IV/2023); có 6 huyện phấn đấu đạt nông thôn mới nâng cao gồm: Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai; có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để đạt được mục tiêu Hà Nội đến năm 2025 hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp TP, Hà Nội cần có 100% số huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, việc triển khai thực hiện trên địa bàn TP đạt kết quả khả quan.

Đối với yêu cầu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay, Hà Nội đã có 17/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Về chỉ tiêu có 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hiện có 6 huyện phấn đấu đạt nông thôn mới nâng cao, gồm: Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai. Trong đó, có 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì đã được Đoàn thẩm định TP thẩm định đủ điều kiện đề nghị các cấp công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai đang tập trung hoàn thiện hồ sơ và các chỉ tiêu để hoàn thành hồ sơ trong các tháng cuối năm 2023 và quý I năm 2024.

Còn đối với chỉ tiêu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã nông thôn mới kiểu mẫu, đến hết năm 2022, TP có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, TP giao các huyện, thị xã hoàn thành 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, Đoàn thẩm định nông thôn mới TP đang tập trung đánh giá tại các địa phương, dự kiến hoàn thành kế hoạch đề ra.

Điển hình, vừa qua TP Hà Nội đã hoàn thành thẩm định nông thôn mới kiểu mẫu tại 8 xã của huyện Thanh Trì. Tất cả các xã đều đủ điều kiện để trình Hội đồng thẩm định TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Đặc biệt, có 2 xã Yên Mỹ và xã Đại Áng chọn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện 8/8 lĩnh vực gồm môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch, chuyển đổi số, an ninh trật tự, sản xuất. Đây là 2 xã đầu tiên của Hà Nội đạt kiểu mẫu toàn diện.

tm-img-alt
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025 (Ảnh: Internet)

Năm 2023, TP giao các huyện, thị xã hoàn thành 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Hoài Đức có tờ trình đề nghị thẩm định 9 xã (vượt 5 xã so với kế hoạch). Các huyện, thị xã còn lại hiện đang tập trung chỉ đạo thực hiện một số tiêu chí cơ bản đạt và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Về xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, TP giao các huyện, thị xã hoàn thành 33 xã. Kết quả, huyện Hoài Đức đã có tờ trình đề nghị thẩm định 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Các huyện, thị xã còn lại đang tập trung hoàn thiện một số tiêu chí cơ bản, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ 2021-2025 của Thành ủy Hà Nội, trong quá trình triển khai, tổng kết đánh giá chương trình nông thôn mới thời gian qua còn nhiều hạn chế, trong việc đầu tư hạ tầng sản xuất, quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường, thu gom rác thải, nước sạch nông thôn... Từ thực tế đó, Thành ủy Hà Nội đề ra 14 nhiệm vụ, giải pháp lớn phát triển nông thôn mới đến năm 2025.

Trong đó, tập trung và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch.

Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, đảm bảo đa dạng, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân.

Mặt khác, quán triệt chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Ngoài ra, đẩy mạnh Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới;" tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả, tiến độ đề ra.

Chỉ đạo tại hội nghị giao ban quý III của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" của Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, trong năm 2024, TP cần tập trung mọi nguồn lực nhằm hoàn thiện hết các mục tiêu xây dựng NTM và xây dựng NTM nâng cao.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn lực, ưu tiên cho các nhóm vấn đề liên quan đến Chương trình 04-CTr/TU nhằm hỗ trợ các huyện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Cắt giảm 4.000 nhân viên phục vụ xe buýt

Sáng 28/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bấm nút khai trương thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức cho giao thông công cộng thành phố Hà Nội.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, thực hiện chủ trương của UBND thành phố, Sở GTVT phối hợp với 3 đơn vị đề xuất tham gia thí điểm và các đơn vị cung cấp dịch vụ bus tổ chức triển khai các công việc cụ thể để thực hiện thí điểm, bao gồm: Lựa chọn, xác định cụ thể các tuyến thí điểm (xác định được 23 tuyến buýt thường và 1 tuyến BRT); Lắp đặt hệ thống kiểm soát vé trên xe buýt; Phần mềm tổng hợp dữ liệu thanh toán; Hướng dẫn đào tạo khai thác sử dụng cho các chủ thể liên quan; Vận hành khai thác thử hệ thống và các tính năng tích hợp liên thông; Sản xuất thẻ vé điện tử.

tm-img-alt
Xe buýt lưu thông trên đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Võ Hải

Theo chủ trương được chấp thuận, vé điện tử liên thông có thể sử dụng ở 13 tuyến buýt thường và tuyến buýt nhanh BRT, thí điểm trong 6-9 tháng. Dự kiến tháng 12, thành phố tiếp tục đưa 10 tuyến buýt vào hệ thống.

Sau khi hoàn thành thí điểm, Sở GTVT sẽ cùng với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết đánh giá toàn diện các ưu nhược điểm, bất cập tồn tại để đưa ra phương án tối ưu về kỹ thuật, công nghệ đối với hệ thống thẻ vé điện tử liên thông làm cơ sở đề xuất tổ chức triển khai áp dụng đối với toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố.

Hiện tại, mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố đang khai thác vận hành có 154 tuyến buýt, 01 tuyến đường sắt đô thị (tuyến số 2A) trong đó có 132 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận và 2 tuyến city tour, phủ đến tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã và 512/579 xã phường, thị trấn. Toàn thành phố có 2.034 xe buýt, trong đó 277 xe sử dụng năng lượng sạch.

Giai đoạn 2015-2019 mỗi năm ngân sách nhà nước trợ giá cho xe buýt khoảng 1.370 tỷ đồng; giai đoạn 2020-2022 mức trợ giá tăng lên 2.230 tỷ đồng/năm, riêng năm 2022 là gần 3.000 tỷ đồng; năm 2023 dự kiến 2.750 tỷ đồng.

Nghiên cứu mở thêm tuyến buýt nhanh chất lượng cao nối với Sân bay Nội Bài

Theo Transerco, tuyến buýt chất lượng cao số hiệu 86 (sân bay Nội Bài - Ga Hà Nội) được đưa vào vận hành từ dịp lễ 30/4 - 1/5/2016. Đến tháng 6/2019 có thêm tuyến buýt 68 (Hà Đông - sân bay Nội Bài).

Hiện hai tuyến buýt này đã phục vụ hàng triệu hành khách giữa các địa điểm của thành phố. Với tần suất từ 30 - 45phút/lượt, phục vụ từ 5h30’ - 22h30’ hàng ngày giá vé dao động 45.000 - 50.000 đồng/lượt.

Dựa theo lịch trình các chuyến bay mỗi ngày và nhu cầu của hành khách, đơn vị sẽ điều hành linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của hành khách.

tm-img-alt
Tuyến xe buýt chất lượng cao kết nối nội thành Hà Nội với Sân bay Nội Bài. Ảnh: Internet.

Đồng thời trong dịp lễ, Tết khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao bố trí dự phòng xe tăng cường từ 1 - 2 xe/ngày hoặc có thể hơn để giải tỏa khách cho sân bay.

Transerco cũng đang nghiên cứu và sẽ đề xuất thêm từ 1 - 2 tuyến xe buýt chất lượng cao từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài trong thời gian tới.

Những tuyến buýt chất lượng cao mới này sẽ có lộ trình khác với hai tuyến buýt trên kết nối với các khu vực còn lại của Thủ đô nhằm tránh trùng lặp tuyến dẫn đến lãng phí và lộn xộn trên điểm đầu sân bay Nội Bài.

Để tăng sự hài lòng và tương tác tốt với hành khách, đơn vị sẽ triển khai thêm Mobile App để khách có thể tự kiểm soát thông tin lộ trình tuyến; xây dựng phát triển Fanpage, Facebook, website từ đó tiến tới mô hình đặt vé online,...

Hà Nội: Thí điểm thẻ vé điện tử liên thông trên 24 tuyến bus

Dịch vụ bước đầu được Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai thí điểm áp dụng cho 24 tuyến xe bus trên địa bàn Thành phố.

Phạm vi thí điểm vé điện tử bao gồm vé lượt, vé tháng một tuyến, vé tháng liên tuyến. 24 tuyến xe bus áp dụng gồm tuyến bus nhanh BRT; 9 tuyến xe bus điện E01, E02, E03, E04, E05, E06, E07, E08, E09 và 14 tuyến xe bus thường mang số hiệu 02, 08, 21, 32, 58, 64, 65, 74, 103, 142, 143, 146, 157 và 159.

Đến nay, 13 tuyến bus thường và 1 tuyến BRT đã hoàn thành xong các thủ tục liên quan đủ điều kiện để chính thức đưa vào khai thác vận hành thí điểm trong thời gian từ 6-9 tháng theo chủ trương đã được chấp thuận.

Đối với 10 tuyến bus còn lại (do Công ty CP Tập đoàn công nghệ Vietsens là đơn vị đề xuất thí điểm) đã cơ bản hoàn thành các công việc chính, đang hoàn tất giải pháp liên quan đến đảm bảo kết nối thẻ vé với hệ thống phần mềm tổng hợp dữ liệu thanh toán để có thể tiếp tục đưa vào khai thác vận hành thí điểm trong thời gian tới.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh: "Việc triển khai thí điểm thẻ vé điện tử liên thông là tiền đề quan trọng cho việc triển khai đồng bộ hệ thống thẻ vé điện tử liên thông trên toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng nói chung và xe bus nói riêng".

Sau khi hoàn thành thí điểm, Sở Giao thông vận tải sẽ cùng với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết đánh giá toàn diện các ưu nhược điểm, bất cập tồn tại để đưa ra phương án tối ưu về kỹ thuật, công nghệ đối với hệ thống thẻ vé điện tử liên thông làm cơ sở đề xuất tổ chức triển khai áp dụng đối với toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố.

Sau việc thí điểm thanh toán điện tử trên 24 tuyến bus, dự kiến, thời gian tới, Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục thí điểm hệ thống vé điện tử kết nối liên thông với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.

Hành khách có thể đăng ký vé, mua vé, thanh toán online (qua website, qua app mobile) hoặc trực tiếp tại các quầy vé.

Hệ thống chấp nhận nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR code...

Yên Bái thành lập Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3, huyện Yên Bình

Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3 nằm ở phía bên trái trục đường Quốc lộ 2D từ Ủy ban nhân dân xã Phú Thịnh đi cầu Văn Phú. Nút giao giữa trục đường của Cụm công nghiệp với Quốc lộ 2D tại lý trình km103.

Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3 có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp phía Nam, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.
Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3 có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp phía Nam, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.

Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật là Công ty Cổ phần Công nghiệp EUP.

Sau khi Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3 được hoàn thành sẽ thu hút các ngành nghề gồm: Chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm, thủy sản; nhóm ngành công nghệ cao; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất các sản phẩm về nhựa; sản xuất các sản phẩm về nhôm; sản xuất các sản phẩm hóa chất cho các ngành công nghiệp; nhóm ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, điện tử.

Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3 có tổng mức đầu tư 550,363 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Hà Nam: Tìm chủ đầu tư cho hai dự án nhà ở hơn 450 tỷ đồng

Dự án Khu dân cư nông thôn mới kết hợp dịch vụ thương mại phía Bắc thôn An Đông, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng (KB-ĐT31.22) với tổng chi phí thực hiện 226,9 tỷ đồng.

Tiếp đó là Dự án Đầu tư xây dựng khu dân cư nông thôn mới kết hợp dịch vụ thương mại phía Tây Cụm công nghiệp Lê Hồ, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng (KB-ĐT32.22) với tổng chi phí thực hiện dự kiến 224,2 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa: Internet.

Nhà đầu tư quan tâm các dự án trên nộp hồ sơ đăng ký thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam trước 9h ngày 29/12/2023.

Trước đó vào giữa tháng 11, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cũng có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện 2 dự án khu dân cư có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.100 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 37ha gồm: Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư dọc tuyến đường nối 2 tuyến đường ĐT.499 với ĐT.491, tại thị trấn Vĩnh Trụ, xã Đức Lý, xã Công Lý, huyện Lý Nhân (LN-ĐT18.22). Dự án có diện tích 33,58ha; tổng mức đầu tư 798,748 tỷ đồng.

Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kết hợp xây dựng nhà ở xóm 7, xã Liêm Tuyền, TP. Phủ Lý (PL-ĐT15.22) với diện tích 4,12ha; tổng mức đầu tư dự kiến 360,57 tỷ đồng.

Sắp thu phí tự động ô tô ra vào 5 cảng hàng không

Ngày 27/11, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã phê duyệt báo cáo đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án thu phí tự động áp dụng tại 5 cảng hàng không, bao gồm: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Phú Bài và Tân Sơn Nhất.

ACV dự kiến đầu tư hơn 214 tỷ đồng nhằm hiện đại hóa, đồng bộ hệ thống thu phí tại các cảng hàng không. Hệ thống này giúp giảm ùn tắc giao thông tại lối ra vào sân bay, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Hệ thống ETC tại sân bay sẽ theo hướng tích hợp, có thể sử dụng luôn thẻ ETC đường bộ để qua làn thu phí của sân bay mà không cần dán thêm thẻ hay phát sinh thêm thủ tục.

Cả nước hiện có gần 5 triệu ô tô (chiếm 96%) đã dán thẻ và mở tài khoản thu phí không dừng. Bộ GTVT dự kiến áp dụng thu phí điện tử không dừng nhiều dịch vụ mới như phí cảng biển, bãi đỗ xe, bảo hiểm, đăng kiểm.

tm-img-alt
Sân bay Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Phú Bài và Tân Sơn Nhất được đầu tư hệ thống thu phí không dừng (ETC), đồng bộ hệ thống thu phí trên cao tốc, quốc lộ. (Ảnh: Internet)

Hiện nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng như Cty TNHH Thu phí tự động VETC (VETC) đã triển khai ví điện tử cho khách hàng chi trả các dịch vụ. Qua 1 tháng triển khai, VETC ghi nhận gần 1 triệu lượt tải và khoảng 250.000 lượt sử dụng ví.

Mỗi ngày, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16.000 - 20.000 lượt phương tiện qua trạm thu phí. Việc tổ chức thu phí ô tô ra vào sân bay hiện vẫn thủ công, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc, nhất là các dịp cao điểm, lễ, Tết.

ACV thu phí dịch vụ với phương tiện đón, trả khách theo hai nhóm sân bay. Với Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, xe ra vào trong 10 phút mỗi lượt thu 10.000 đồng xe dưới 9 chỗ, 15.000 đồng xe 10 - 30 chỗ, 25.000 đồng xe từ 30 chỗ trở lên.

Cùng thời gian này, các sân bay còn lại thu phí ô tô dưới 9 chỗ 5.000 đồng, 10 - 16 chỗ 10.000 đồng, 16 - 29 chỗ 15.000 đồng và từ 30 chỗ trở lên 25.000 đồng. Xe vào sân bay quá 10 phút sẽ tính thêm mức phí dịch vụ sân đậu ô tô.

Quảng Ngãi tìm nhà thầu thi công dự án giao thông 3.500 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, là đơn vị chủ đầu tư của dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi, hiện đang hoàn tất quá trình chấm thầu để tìm nhà thầu thích hợp cho công trình này.

Với vị trí chiến lược và vai trò quan trọng, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Đây được xem là một trong những công trình đặc biệt quan trọng, đồng thời là một phần của chuỗi sự kiện chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, dự kiến diễn ra vào năm 2025.

Để triển khai thi công dự án, chủ đầu tư đã phân chia công trình thành 21 gói thầu, trong đó có 12 gói thầu áp dụng phương thức chỉ định thầu rút gọn, với giá trị từ 50 triệu đồng đến 7,17 tỷ đồng. Còn 9 gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong đó gói thầu xây lắp (gói thầu số 16) có giá trị lớn nhất, ước tính gần 2.553 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Được biết dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi, có điểm đầu tại Km0+000, kết nối với đường Dốc Sỏi - Dung Quất tại nút giao với đường Thanh Niên, huyện Bình Sơn; điểm cuối là Km28+128,88, kết nối đường Hoàng Sa tại nút đầu cầu đập dâng Trà Khúc, TP.Quảng Ngãi.

Tổng chiều dài toàn tuyến của dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi khoảng 28,19 km, đi qua địa bàn 2 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP.Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Trong đó, ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương từ nguồn thu tiền sử dụng đất. Ban Quản lý dự án các công trình giao thông được giao làm chủ đầu tư; thời gian thực hiện từ năm 2022-2027.

Đại diện chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cho biết, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi khi hoàn thành sẽ khơi thông điểm nghẽn, hình thành trục dọc giao thông quan trọng của tỉnh, kết nối nhanh, thuận lợi từ sân bay Chu Lai, tỉnh Quảng Nam – KKT Dung Quất – TP.Quảng Ngãi và các địa phương phía Nam của tỉnh.

Công trình này còn tạo liên kết vùng, quỹ đất, làm động lực để thu hút đầu tư và khai thác hết tiềm năng phát triển kinh tế đối với khu vực phía Đông các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP.Quảng Ngãi; giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến Quốc lộ 1 trong giờ cao điểm, hiện đang bị quá tải. 

Theo dự kiến, đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi sẽ được khởi công vào ngày 22/12/2023 sắp đến.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/11/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...