Thứ bảy, 27/04/2024 14:26 (GMT+7)

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/1/2024

MTĐT -  Thứ sáu, 05/01/2024 17:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 5/1/2024. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 5/1/2024 trên moitruongvadothi.vn.

Năm 2024 thị trường bất động sản sẽ dần ổn định

Theo ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, về tổng thể thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần theo thời gian, tháng sau tốt hơn tháng trước.

tm-img-alt
Ảnh minh họa: Thảo Ngân

Đánh giá chung về thị trường địa ốc, tại Diễn đàn thị trường bất động sản 2024 sáng 5/1, ông Hoàng Hải cho biết, trong năm 2022 và đặc biệt là từ nửa cuối năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn.

Sức mua và thanh khoản giảm mạnh, nguồn cung thiếu đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý. Sản phẩm cao cấp dư thừa trong khi nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị thiếu.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng. Số lượng dự án nhà ở thương mại được hoàn thành và chấp thuận mới đều giảm.

Tuy nhiên, Cục trưởng nhận định thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, quý 1/2023 là "vùng đáy" của thị trường này. Về tổng thể thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn rất khó khăn, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần theo thời gian, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rất rõ nét tại thị trường bất động sản TP HCM.

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, địa phương giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn cả nước đã có 470 dự án nhà ở xã hội với quy mô 402.000 căn hộ dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp được hoàn thành và đang triển khai.

Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông năm 2024

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Theo đó, các mục tiêu đặt ra là: Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả, phấn đấu năm 2024 đạt từ 22-25%; Phấn đấu tiếp tục kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2023 trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).

TP Hà Nội cũng đặt mục tiêu giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; kịp thời xử lý những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc giao thông mới và các điểm đen về tai nạn giao thông.

Hà Nội cũng giao các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT; Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sỹ và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố phải gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT.

tm-img-alt
Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông. (Ảnh: Internet)

Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở TT&TT, Sở KH&CN và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng Đề án "giao thông thông minh" trong tổng thể xây dựng thành phố thông minh…

Xây dựng phần mềm quản lý, khai thác hệ thống dữ liệu GPS và hệ thống camera giám sát trên xe của các phương tiện giao thông; xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông; xây dựng phần mềm tìm kiếm điểm đỗ thông minh giúp người dân thuận lợi trong việc tìm kiếm điểm đỗ xe, thanh toán đỗ xe thông minh; tiếp tục triển khai thí điểm thẻ vé liên thông trong giao thông công cộng trên địa bàn.

Hà Nội cũng giao Công an Thành phố, Sở GTVT, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông; kiên quyết xử lý và chấm dứt tình trạng người đi mô tô, xe máy, xe đạp đi vào đường cao tốc và các tuyến đường cấm.

Khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm; đối tượng tập trung kiểm tra, xử lý là người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở hàng hóa... Cương quyết ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ (nếu có).

Đối với các phương tiện chở khách, tập trung kiểm soát ngay tại nơi xuất phát. Đối với các xe chở hàng hóa, vật liệu xây dựng, tổ chức kiểm soát tải trọng phương tiện ngay tại đầu nguồn, kho, bãi, mỏ vật liệu. Đẩy mạnh xử lý vi phạm về tốc độ, thời gian làm việc của lái xe thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (GPS); nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm qua hệ thống camera giám sát giao thông.

Kiểm tra, xử lý và ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé vận tải hành khách trái quy định; bảo đảm an ninh, an toàn, thuận lợi cho hành khách, hạn chế tối đa hiện tượng ùn ứ khách tại các bến xe, nhất là trong các ngày lễ, Tết.

Công bố Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang đến năm 2045

Dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Trí Hải - UV BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ; Thạch Văn Chung – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ Yên Dũng; Đặng Đình Hoan – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang; Nguyễn Việt Phong - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang.

Đơn vị tư vấn trình bày các nội dung chính trong Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/12/2023, Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1685/QĐ-TTg. Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu (Đô thị Bắc Giang). Quy mô diện tích khoảng 25.830ha; dân số đến năm 2030 có khoảng 472.000 người, năm 2045 khoảng 666.000 người.

Mục tiêu nhằm cụ thể hoá các định hướng chiến lược của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành một đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.

Hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2025, hướng tới tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030. Phát triển đô thị Bắc Giang theo mô hình đô thị xanh, thông minh với các trung tâm chuyên ngành cấp vùng, hỗ trợ phát triển liên vùng; là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, khoa học, kỹ thuật, du lịch và giáo dục của tỉnh Bắc Giang, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, một đô thị có môi trường sống tốt, gắn với cảnh quan thiên nhiên.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi công bố quy hoạch (Ảnh: Internet)

 Với 4 chiến lược phát triển: Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng ngành nghề sản xuất ở Bắc Giang; Thành phố đa chức năng và năng động; Tăng sức hấp dẫn của đô thị; Hệ thống giao thông đa phương thức.

Định hướng phát triển không gian: chia thành 10 phân khu, gồm: khu đô thị trung tâm hiện hữu; khu đô thị phức hợp, trung tâm mới đa năng; Khu đô thị đầu mối TMDV; Khu đô thị phía Tây Bắc; Khu đô thị sinh thái phía Bắc; Khu đô thị cửa ngõ phía Đông; Khu du lịch sinh thái núi Nham Biền; Khu đô thị sáng tạo và sản xuất; Hành lang đa chức năng ven sông; Khu dân cư nông thôn và sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Bắc Giang phát triển theo mô hình đô thị đa cực - đa trung tâm, theo nét đặc trưng riêng của từng khu vực, với nhiều trung tâm khác nhau, có tính chất độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau, mỗi trung tâm đều có tiêu chí của đô thị nén và được liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông công cộng; Đến năm 2030 có 24 phường nội thị, năm 2045 nâng lên tổng số 27 phường nội thị.

Chiến lược về giao thông kết nối với các đường vành đai; kết nối với hệ thống đường sắt nội vùng thủ đô; kết nối đi qua các cửa ngõ và khu đô thị trung tâm; hệ thống giao thông mềm... Chiến lược phát triển 3 dòng sông tạo thành hành lang vận tải hàng hoá, vui chơi giải trí...; Quy hoạch cảnh quan với phân vùng cảnh quan ven sông Thương; Quy hoạch hệ thống công viên cây xanh cấp vùng với 5 công viên mới...

 Phát biểu tại đây, đồng chí Đặng Đình Hoan – Chủ tịch UBND thành phố khẳng định: Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045 là một chủ trương lớn, quan trọng đối với tỉnh, tạo ra một xung lực mới để đưa tỉnh Bắc Giang nói chung, thành phố Bắc Giang nói riêng phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới…; đồng thời Quy hoạch đã cụ thể hoá các định hướng chiến lược của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để sớm xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I.

Là đô thị xanh và thông minh, trung tâm phát triển của vùng trọng điểm kinh tế với động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - nghỉ dưỡng...; mở rộng không gian đô thị theo tinh thần Nghị quyết số 233-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết số 156 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII.

Đồng chí Nguyễn Việt Phong – Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu đề nghị: Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh, đặc biệt là Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng cần quan tâm tập trung thực hiện tốt một số nội dung: Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng làm tốt công tác truyền thông, công bố, công khai nội dung quy hoạch; Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch bảo đảm thống nhất, đồng bộ...; Sớm hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc, đề án phân loại đô thị để đề nghị công nhận đô thị Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại II, làm cơ sở thực hiện mục tiêu nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang theo đúng tiến độ đã đề ra; Khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh và lập mới các quy hoạch đô thị...

 Sau hội nghị công bố, toàn bộ hồ sơ được Sở xây dựng tỉnh Bắc Giang bàn giao cho thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng theo đúng quy định.

Thanh Hóa duyệt chủ trương đầu tư khu đô thị hơn 2.100 tỷ đồng

Dự kiến tổng chi phí thực hiện khoảng 2.134,124 tỷ đồng, trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án 2.005,2 tỷ đồng; sơ bộ chi phí bồi thường giải phóng mặt hơn 128,8 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất khoảng 48,31ha, với quy mô dân số khoảng 6.000 người.

Sơ bộ cơ cấu sản phẩm bao gồm 1.064 căn nhà ở và lô đất ở, trong đó có 218 căn nhà liền kề xây thô và 819 lô đất ở được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền và 27 lô dự kiến tái định cư để bố trí cho các đối tượng bị ảnh hưởng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật...

Dự án có địa điểm thực hiện tại xã Hoằng Đông và xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa. Phía bắc giáp đất thương mại, phía nam giáp đường Thịnh Đông và cụm công nghiệp Hoằng Đông, phía tây giáp đường ven biển, phía đông giáp dân cư hiện trạng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo quy hoạch, mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới Sunrise City là cụ thể hóa đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Sunrise City, huyện Hoằng Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại quyết định số 4264/QĐ-UBND ngày 5/12/2022.

Nếu hoàn thiện, dự án sẽ trở thành khu đô thị mới đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phục vụ nhu cầu về nhà ở, đất ở và nhu cầu khác cho người dân trong khu vực và vùng lân cận.

Quyết định nêu rõ, dự án có thời hạn hoạt động 50 năm, tiến độ xây dựng không quá 5 năm kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư; dự kiến từ quý 2/2024 đến quý 2/2029.

TP Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm soát cấp phép xây dựng căn hộ, chung cư mini

UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo về tăng cường kiểm soát công tác cấp phép xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao (thường gọi là chung cư mini).

Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh giao Công an TP Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nghiên cứu nội dung Công văn số 5400 của Bộ Xây dựng (tháng 11/2023) về việc tăng cường kiểm soát công tác cấp phép xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cở sở dịch vụ cho thuê phòng trọ có mật độ người ở cao.

tm-img-alt
Một nhà trọ ở quận Tân Phú xây dựng với quy mô một hầm, 7 tầng và một sân thượng vượt quá duy định cho phép của cơ quan chức năng.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng về nội dung trên, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đối chiếu các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh liên quan, qua đó nghiên cứu, đề xuất, trình Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ban hành giải pháp tăng cường kiểm soát công tác thẩm định, cấp phép xây dựng và quản lý sau cấp phép đối với loại hình nêu trên, đồng thời phải thực hiện trước ngày 20/1.

Theo đó, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo quản lý trật tự xây dựng, tuân thủ theo giấy phép xây dựng được cấp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đơn thuần nhưng sau khi xây dựng hoàn thành, thực hiện bán hoặc cho thuê theo hình thức nhà nhiều tầng, nhiều căn hộ. Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ chuyển đổi công năng, các cơ quan chức năng cần thực hiện theo quy định, chỉ cấp phép kinh doanh hoạt động khi công trình đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và pháp luật có liên quan.

Trước đó, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, Nghị quyết 98, Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Việc này nhằm giúp Sở Xây dựng tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quy định về việc đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà trọ có mật độ người đông trên địa bàn thành phố, phù hợp với thực tiễn đô thị.

Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, các cá nhân, hộ gia đình thường lập hồ sơ đề nghị UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, sau đó tự ngăn chia thành nhiều căn phòng nhỏ và chuyển công năng sử dụng từ nhà ở riêng lẻ thành phòng cho thuê, nhà trọ, được gọi là "chung cư mini"… Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn công trình xây dựng, không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/1/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề