Chủ nhật, 28/04/2024 21:27 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 14/3/2023

MTĐT -  Thứ ba, 14/03/2023 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 14/3/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 14/3/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Những ai được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022?

Theo đó, những tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ được giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022.

tm-img-alt

Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan.

Mức giảm, thời gian nộp hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước gồm: Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 đối với người thuê đất, thuê mặt nước. Không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước còn nợ của các năm trước năm 2022 và tiền chậm nộp (nếu có).

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo nội dung quy định trên.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế gạch đầu dòng thứ tư điểm a mục 3 phần II Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Lạng Sơn: Đề xuất hỗ trợ 2.500 tỷ đồng xây đoạn cao tốc kết nối 3 cửa khẩu

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 270/UBND – KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 để đầu tư đoạn tuyến cao tốc từ Hữu Nghị đi Tân Thanh - Cốc Nam kết nối với tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn, đoạn tuyến cao tốc từ Hữu Nghị đi Tân Thanh - Cốc Nam dự kiến dài 17km, quy mô 4 làn xe kết nối 3 cửa khẩu là Hữu Nghị, Tân Thanh và Cốc Nam, có tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tuyến kết nối Hữu Nghị với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam gồm 2 đoạn. Đoạn tuyến số 1 có điểm đầu Km0+00 tại nút giao IC02 (Km7+700) - cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng; điểm cuối Km14+356 tại nút giao giữa QL4A và đường đi vào khu cửa khẩu Tân Thanh; chiều dài khoảng 15 km.

Đoạn tuyến số 2 có điểm đầu Km0+00 tại nút giao với tuyến nối cửa khẩu Hữu Nghị với cửa khẩu Tân Thanh - Cốc Nam (Km7+480); điểm cuối tại Km1+876 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường đi vào cửa khẩu Cốc Nam; chiều dài khoảng 2km.

Đây là dự án nhóm A, có mức vốn đầu tư lớn và do điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn nên UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ khoảng 2.500 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho tỉnh Lạng Sơn để thực hiện đoạn tuyến này. Phần vốn còn lại UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ thu xếp từ ngân sách địa phương để thực hiện.

Năm 2023 sẽ hoàn thành hơn 410km đường bộ cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành, đưa vào khai thác 7 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông với tổng chiều dài 411,6km.

Nhằm mục tiêu nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam vào cuối năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải đã chia dự án thành 2 giai đoạn để tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp với nhu cầu vận tải và nguồn lực đầu tư.

Cụ thể, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được chia thành 11 dự án thành phần (3 dự án PPP và 8 dự án đầu tư công) với tổng chiều dài 652,9km. Đến nay, các chủ đầu tư đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 2 dự án thành phần gồm Cao Bồ-Mai Sơn (dài 15,2km), Cam Lộ-La Sơn (dài 98,3km) với tổng chiều dài 113,5km.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bộ Giao thông Vận tải đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác 7 dự án thành phần gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45 (dài 63,4km), Vĩnh Hải-Phan Thiết (dài 100,8km), Phan Thiết-Dầu Giây (dài 99km), Quốc lộ 45-Nghi Sơn (dài 43,2km), Nghi Sơn-Diễn Châu (dài 50km), Nha Trang-Cam Lâm (dài 49,1km), cầu Mỹ Thuận 2 (dài 6,01km).

Riêng với 2 dự án thành phần còn lại với tổng chiều dài 127,8km là Cam Lâm-Vĩnh Hảo (dài 78,5km) và Diễn Châu-Bãi Vọt (dài 49,3km) sẽ hoàn thành trong năm 2024.

Với dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, công trình này được chia thành 12 dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 721,2km.

Để bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 và của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức khởi công đồng loạt các dự án vào ngày 1/1/2023.

Hà Nội lên phương án dỡ biển cấm taxi trên nhiều tuyến phố

Để giảm ùn tắc giao thông trong nội thành, từ năm 2013, Sở GTVT Hà Nội phối hợp với Công an TP thực hiện lệnh cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ hoạt động theo khung giờ trên 11 tuyến phố.

tm-img-alt

Hà Nội lên phương án dỡ biển cấm taxi trên nhiều tuyến phố (Ảnh: Internet)

Sở GTVT Hà Nội vừa chủ trì cuộc họp với Công an TP, UBND các quận, huyện để xem xét kiến nghị của Hiệp hội taxi về việc dỡ bỏ biển báo cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ hoạt động trên nhiều tuyến phố.

Tại cuộc họp, các đơn vị đã thống nhất giữ nguyên biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ hoạt động trên tuyến phố Hàng Bài, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Phủ Doãn, Ngõ 897 Giải Phóng.

Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan sẽ khảo sát, nghiên cứu phương án dỡ bỏ biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên các tuyến đường Lê Văn Lương, Láng Hạ, Giảng Võ, Khâm Thiên và cầu Chương Dương.

Trước mắt, Sở GTVT Hà Nội quyết định thu hồi biển báo cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên phố Cát Linh đoạn từ Tôn Đức Thắng đến Trịnh Hoài Đức.

Quảng Ngãi: Xây dựng hạ tầng Khu đô thị mới An Phú 3.800 tỷ đồng

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình HĐND Tỉnh về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển Khu đô thị mới An Phú (đảo Ngọc), TP. Quảng Ngãi với tổng kinh phí đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất của Tỉnh và nguồn vượt thu ngân sách.

Mục tiêu của Dự án nhằm hướng đến phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển TP. Quảng Ngãi về phía Đông Bắc, theo hướng đô thị ven sông; cụ thể hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021 - 2026).

tm-img-alt
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo đó, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo quy hoạch được duyệt; đồng thời tăng cường khả năng kết nối, lưu thông từ hai bờ sông Trà Khúc vào trung tâm đảo Ngọc. Qua đó, kết nối giao thông giữa hai bờ sông của TP. Quảng Ngãi, thúc đẩy mở rộng và phát triển không gian đô thị TP. Quảng Ngãi về phía Đông. Khi Dự án hoàn thành sẽ là điểm nhấn không gian kiến trúc, tạo ra một đô thị bên sông thực sự, làm thay đổi diện mạo, tầm vóc của TP. Quảng Ngãi trong tương lai...

Dự án, gồm cầu, đường kết nối khu vực với 2 đường Trường Sa và đường Hoàng Sa; kè và bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy hoạch chi tiết được duyệt, với diện tích khoảng 163 ha do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Đây là dự án nhóm A, thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2028.

Bất động sản Cần Thơ tăng giá vì khan hiếm nguồn cung

Sở Xây dựng TP. Cần Thơ cho biết, trong năm 2022, bất động sản trên địa bàn thành phố vẫn tăng giá, nguyên nhân một phần từ giá nguyên vật liệu, giá nhân công, giá đất tăng, nhưng chủ yếu do nguồn cung khan hiếm, nhất là thiếu các dự án nhà ở xây mới.

Cụ thể, trong năm qua, trên địa bàn Thành phố không có dự án bất động sản nào đủ điều kiện huy động vốn. Toàn thành phố chỉ có 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là Dự án Khu nhà ở Bình Hòa A tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, với quy mô 9,7 ha. Có 2 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai gồm 384 căn hộ block C (khu A) Nhà ở xã hội Hồng Loan 5C (thuộc Dự án Khu dân cư Hưng Thạnh lô số 5C) của Công ty cổ phần Xây dựng - Thương mại - Địa ốc Hồng Loan và 10 căn nhà ở liền kề lô số 8b thuộc Dự án khu đô thị mới huyện Thới Lai, do Công ty cổ phần Đầu tư Cadif làm chủ đầu tư.

Thị trường bất động sản Cần Thơ đang tập trung nhiều ở phân khúc cao cấp, trong khi phân khúc trung cấp và bình dân có nhu cầu cao lại luôn thiếu hụt.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Về tình hình giao dịch bất động sản trên địa bàn, theo Sở Xây dựng Cần Thơ, trong năm 2022, phát sinh giao dịch bất động sản đất nền là 8.237 nền; giao dịch nhà ở riêng lẻ 2.758 căn; giao dịch căn hộ chung cư 1.196 căn. So với năm 2021, nguồn cung sản phẩm cũng như giao dịch đất nền dự án không tăng nhiều do các dự án phân lô bán nền đang ngày bị siết chặt về thủ tục pháp lý (năm 2021 có 6.108 nền, năm 2022 có 8.237 nền). Giá giao dịch đất nền nhìn chung tăng tương đối, trong khi đó, căn hộ chung cư lượng giao dịch tăng cao (năm 2021 là 221 căn hộ, năm 2022 là 1.196 căn hộ chung cư).

Theo ông Dương Quốc Thủy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Cần Thơ, trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở phân khúc đất nền, trong năm 2022, thị trường ghi nhận 39 dự án, với giá bán trung bình 16 triệu đồng/m2, giao dịch thành công đạt hơn 600 sản phẩm. Một số dự án điển hình là Stella Mega City (Cần Thơ), Khu đô thị An Bình (Cần Thơ), Vạn Phát Sông Hậu (Hậu Giang), Cát Tường Western Pearl (Hậu Giang), Hòa Bình Riverside (Bạc Liêu), Khu đô thị mới Hoàng Tâm (Cà Mau)… Nguồn cung trong quý IV/2022 và đầu năm 2023 không có nhiều biến động, chủ yếu từ các sản phẩm còn tồn từ trước.

Giá bán một số dự án tăng 5 - 10%, nhất là các sản phẩm có mức giá dưới 2 tỷ đồng có đầy đủ pháp lý và thanh khoản tốt thì luôn cháy hàng. Dự báo thị trường đất nền vẫn là phân khúc hấp dẫn tại khu vực Tây Nam Bộ nói chung, Cần Thơ nói riêng trong năm 2023.

Đẩy nhanh hoàn thiện các dự án giao thông liên vùng Đông Nam Bộ

TP.HCM và ba tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu đã cùng ngồi lại để thúc đẩy các dự án giao thông kết nối vùng. Không chỉ tại cuộc họp mà thực tế hiện nay, cả bốn địa phương đang dốc sức để triển khai thực hiện các tuyến đường trọng yếu, kết nối giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho vùng và khu vực phía Nam.

Lâu nay, các tuyến đường kết nối trong khu vực Đông Nam Bộ khá hạn chế. Trong đó, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã trở thành “thấp tốc” bởi thường xuyên kẹt xe, cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn chưa thể hoàn thiện sau nhiều năm thi công. Bên cạnh đó, Quốc lộ (QL) 1 cũng đã quá tải nhiều năm nay song vẫn chưa thể mở rộng.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án giao thông trọng điểm mang tính liên vùng đang được các tỉnh lên kế hoạch triển khai. Cụ thể như đường vành đai 4, TP.HCM cùng các địa phương đang rục rịch khảo sát, lên phương án tuyến để sẵn sàng khởi công trong thời gian tới.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Dự án QL13 dài 140 km, kết nối giữa TP.HCM - Bình Dương - Bình Phước đi các tỉnh Tây Nguyên dài 140 km. Tháng 4-2022, tỉnh Bình Dương khởi công dự án nâng cấp, mở rộng QL13 đoạn từ giáp ranh TP.HCM đến TP Thủ Dầu Một dài khoảng 12,7 km từ sáu làn xe lên tám làn xe.

Về phía TP.HCM, mới đây Sở GTVT TP đã đưa dự án mở rộng QL13 trên địa bàn TP với chiều dài 5 km vào danh mục 34 dự án công trình trọng điểm GTVT năm 2023. Dự kiến năm 2024 dự án được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và khởi công công trình vào năm 2025.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 14/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.