Thứ sáu, 26/04/2024 07:59 (GMT+7)

Thu Minh và Thanh Bùi trở về Việt Nam mang theo lời thỉnh cầu cho sự sống của tê giác

MTĐT -  Thứ tư, 16/04/2014 16:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hai ngôi sao ca nhạc Việt Nam Thu Minh và Thanh Bùi đã kết thúc chuyến thăm hôm nay (16/4/2014) với việc chứng kiến nỗ lực bảo tồn tê giác và những tác động của cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác ở Nam Phi.


Thu Minh và Thanh Bùi sẽ trở về Việt Nam và tham gia chiến dịch “Chấm sứt sử dụng sừng tê” với các hoạt động tăng cường ý thức của người dân về cơn khủng hoảng sừng tê giác. Cùng với các đại sứ thiện chí nổi tiếng khác, hai nghệ sĩ này sẽ cùng đóng góp vào chiến dịch quốc tế được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid (Cứu trợ Hoang dã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và Trung tâm CHANGE, kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác nguy cấp thông qua việc đưa thông điệp trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo tin tức, tạp chí và các biển quảng cáo tấm lớn.

“Tại Việt Nam, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên hoang dã - những di sản của chính chúng ta.”  Ca sỹ Thu Minh khẳng định. Cô cũng nói thêm: “Cả thế giới đang nhìn Việt Nam một cách kinh hãi vì những gì chúng ta đang làm đối với loài tê giác. Điều này cần phải được chấm dứt, vì lợi ích của tê giác và cũng vì danh dự của Việt Nam. Trong những ngày vừa qua, tôi đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp oai phong của tê giác, cũng như được tận mắt thấy những việc rùng rợn mà chúng ta gây nên cho loài vật này.”

Riêng ca sỹ - nhạc sỹ Thanh Bùi khuyến khích công chúng không chi tiền phung phí vào việc giết một con vật vô tội một cách vô ích.

“Tương tự như với vấn nạn buôn bán ma túy, cách tiếp cận tập trung vào các nước sản xuất theo cách truyền thống đã không phát huy hiệu quả - chúng ta cần phải tác động đến nhu cầu nếu muốn cứu những loài động vật này.” Giám đốc Điều hành Tổ chức WildAid, ông Peter Knights cho biết.
   
“Mặc dù hơn 90% lượng sừng tê bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu hoặc các loại sừng khác, nhưng chỉ cần 10% lượng tiêu thụ đã có thể tác động rất lớn đến sự tồn vong của loài vật này lại vừa không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe con người.” Ông Knights nói thêm: “Người dân cần thấy được rằng vấn nạn kinh hoàng này phát sinh từ chính niềm tin hoang đường của mình.”

Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi vừa cho biết bọn săn trộm đã giết chết ít nhất 277 con tê giác tính từ đầu năm đến nay, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007 và 1.004 trong năm 2013.

“Mục đích của chiến dịch là giảm nhu cầu tiêu thụ và chúng tôi sử dụng những người nổi tiếng, các thông điêp truyền thông công ích, bảng quảng cáo ngoài trời và các clip để truyền tải mục đích này," Giám đốc Điều hành Quỹ Hoang Dã Andrew Muir nói. "Chuyến công du và sự nhiệt tình trong công việc của Thu Minh và Thanh Bùi trong tuần qua sẽ hỗ trợ chúng tôi, trong việc phối hợp với WildAid và các đối tác của họ, sản xuất và tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm truyền thông như thế tại Nam Phi và Việt Nam".

“Khi hai ngôi sao này trở về nước và bắt đầu chiến dịch vận động nhân danh loài tê giác, chúng tôi hy vọng dũng khí và lòng trắc ẩn của họ sẽ có thể cảm hóa được người dân Việt Nam, để cho người dân dần dần cũng sẽ đứng về phía tê giác Phi Châu.” Tổng Giám đốc Quỹ Hoang dã Phi Châu – Tiến sĩ Patrick Bergin phát biểu “Giáo dục và nhận thức chính là chìa khóa của vấn đề”. 

TMT giới thiệu một số hình ảnh chuyến đi Nam Phi của Thu Minh và Thanh Bùi:

Các chuyên gia trong đoàn chuẩn bị thuốc mê cho chú tê giác thiếp đi trong 7 phút. Mọi thao tác sau đó phải khẩn trương trong vòng 7 phút trước khi thuốc tan. Nếu cho thêm thuốc ngủ quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng. 

ThuMinh và Thanh Bùi lấy khăn che mắt để chú tê giác dần dần đi vào trạng thái say ngủ mà không bị hoảng sợ

Thu Minh đang lắng nghe lời hướng dẫn từ bác sĩ và nhân viên bảo tổn để chính tay Thu Minh thực hiện gắn chíp theo dõi cho chú tê giác 

Thu Minh ôm chầm lấy chú tê giác mẹ để cảm nhận sự ấm ám và hơi thở của một sự sống diệu kì trong vóc dáng đồ sộ đựợc cấu tạo thật đặc biệt; tuy rất to lớn lại hiền hành. Tê giác chính là món quà của Thiên Nhiên ban tặng mà chúng ta phải trân trọng.

Thanh Bùi và Thu Minh ngẫu hứng diễn tấu cùng đàn ghi-ta sau giữa vườn quốc gia 

Thanh Bùi và Thu Minh trên chiếc xe chuyên dụng tiếp cận với mẹ con tê giác 

Thu Minh trực tiếp gắn chip theo dõi phục vụ công tác bảo tồn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia 

Thu Minh hạnh phúc sau khi gắn chip thành công 

Thanh Bùi và Thu Minh bên cạnh chiếc xe của ban tổ chức 

                                            KHÁNH TOÀN - Ảnh: © Wilderness Foundation

Bạn đang đọc bài viết Thu Minh và Thanh Bùi trở về Việt Nam mang theo lời thỉnh cầu cho sự sống của tê giác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.