Thứ bảy, 27/07/2024 08:29 (GMT+7)

Ấn Độ: Nông dân tiếp tục đốt rơm rạ bất chấp thiệt hại về sức khỏe và môi trường

An Na -  Thứ tư, 08/11/2023 23:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo dữ liệu từ Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ (CPCB), cư dân ở New Delhi và những khu vực lân cận thuộc các bang Haryana, Uttar Pradesh và Punjab đã phải hứng chịu mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới trong tuần vừa qua.

Nông dân Aashish Sharma đã đốt rơm rạ trong những ngày gần đây, mặc dù anh nhận thức được tác hại của việc này đối với chất lượng không khí ở khu vực lân cận và đối với New Delhi (Ấn Độ), thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, nằm cách đó khoảng ba giờ đi đường.

Chất lượng không khí ở làng của anh Sharma tệ đến mức người chú mắc bệnh hen suyễn của anh thường xuyên bị khó thở, theo đó ông cần một máy phun sương để bơm thuốc trực tiếp vào phổi.

Sharma, 22 tuổi, ở làng Karnal, thuộc bang Haryana, địa phương nổi tiếng với nghề trồng lúa và lúa mì, cho biết: "Chúng tôi biết việc đốt rơm rạ có hại, đặc biệt đối với sức khỏe của người cao tuổi và con cái chúng tôi".

Tuy nhiên, đối với anh Sharma, giải pháp thay thế duy nhất cho việc đốt tàn dư cây trồng là xếp hàng thuê máy móc dọn dẹp cánh đồng của mình, điều này sẽ tiêu tốn của anh khoảng 100 USD cho trang trại rộng 4 mẫu Anh.

Thời gian chờ đợi trung bình để thuê một chiếc máy là khoảng hai tuần. Họ cho biết, việc mua một chiếc máy như vậy với giá gần 300.000 Rupee (3.606 USD) là không thể đối với những người nông dân nhỏ trong làng, đồng thời nhấn mạnh thách thức mà chính quyền Ấn Độ phải đối mặt khi cố gắng cải thiện chất lượng không khí ở miền Bắc Ấn Độ vào mỗi mùa đông.

Nông dân Ấn Độ tiếp tục đốt rơm rạ bất chấp thiệt hại về sức khỏe và môi trường - Ảnh 1.
(Ảnh: The Hindu Business Line)

Hơn 85% nông dân Ấn Độ được phân loại là nông dân nhỏ, nghĩa là, giống như anh Sharma, họ sở hữu đồng ruộng rộng khoảng 4 mẫu Anh hoặc nhỏ hơn, kiểm soát 47% diện tích trồng trọt của nước này, số liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy.

Theo dữ liệu từ Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ (CPCB), cư dân ở New Delhi và những khu vực lân cận thuộc các bang Haryana, Uttar Pradesh và Punjab đã phải hứng chịu mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới trong tuần vừa qua.

Theo Cơ quan Giám sát chất lượng không khí của Chính phủ Ấn Độ (SAFAR), việc đốt rơm rạ ở các bang Punjab và Haryana thường gây ra 30% đến 40% mức độ ô nhiễm từ tháng 10 đến tháng 11 ở New Delhi.

Với các biện pháp khuyến khích và phạt tiền của chính quyền, số vụ đốt rơm rạ trong năm nay đã giảm từ 40% đến 50% so với một năm trước, nhưng nhiều nông dân ở ngôi ba làng tại Karnal, bang Haryana nói rằng họ sẽ tiếp tục đốt.

Dữ liệu của CPCB cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức "rất kém", lên tới trên 300 trong vài ngày qua. Con số này vẫn ở mức trên 400 ở New Delhi, trong đó gió thổi nhẹ đã góp phần hạn chế phát tán các loại khí thải khác từ giao thông và công nghiệp.

Một số cư dân ở bang Haryana cho biết, chính quyền địa phương ngần ngại thực hiện hành động cứng rắn đối với nông dân, những người đại diện cho một tỷ lệ phiếu bầu lớn, trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào đầu năm 2024 tới.

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ: Nông dân tiếp tục đốt rơm rạ bất chấp thiệt hại về sức khỏe và môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành