Chủ nhật, 28/04/2024 03:48 (GMT+7)

Áp thấp nhiệt đới phát triển thành bão Saola, di chuyển phức tạp ngoài khơi Philippines

An Đông -  Thứ sáu, 25/08/2023 13:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Áp thấp nhiệt đới Goring đã phát triển thành bão mạnh có tên quốc tế là bão Saola. Không chỉ mạnh lên nhanh chóng, Saola còn thay đổi về đường đi, khiến nó có thể ảnh hưởng tới nhiều nơi hơn so với dự báo ban đầu.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 24/8, trên vùng biển phía Đông bắc đảo Luzon (Philippines) xuất hiện một áp thấp nhiệt đới có tên Goring. Vào tối cùng ngày, áp thấp nhiệt đới này được dự báo đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế Saola, sức gió tối đa từ 65 km/h lên 75 km/h, giật trên 90 km/h.

Theo dự báo, cơn bão này có đường đi phức tạp, dự báo của các trung tâm trên thế giới đang có sự phân tán lớn. Hiện nay Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đang theo dõi chặt về áp thấp nhiệt đới này.

Theo bản tin dự báo bão của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), vào hồi 4h ngày 25/8, bão Saola nằm cách Basco, Batanes 220 km về phía đông đông nam, di chuyển chậm về phía tây nam. Dự kiến đây sẽ là một cơn bão nhiệt đới có tốc độ di chuyển chậm. Các khu vực nằm trong cảnh báo gió mạnh bao gồm phía đông quần đảo Babuyan, phía đông của lục địa Cagayan, phía đông bắc của Isabela.

tm-img-alt
Bão Saola gần Philippines ngày 25/8/2023. Ảnh: PASAGA

Cảnh báo gió giật được đưa ra lúc 5h sáng đối với vùng nước ven biển Batanes, quần đảo Babuyan và bờ biển phía bắc của lục địa Cagayan. Việc đi lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với một số tàu bè và dự kiến các chuyến đi sẽ bị đình chỉ.

Bão Saola cũng được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên nhanh chóng, ngày mai (26/8) sẽ thành bão rất mạnh và duy trì cường độ trong ngày 27/8. PAGASA cho biết, họ không loại trừ khả năng Saola trở thành một siêu bão.

Theo dự báo của ngày hôm qua, cơn bão này sẽ đi thành đường vòng ngoài biển Philippines và dường như sẽ không đổ bộ mà chỉ gây mưa trong đất liền. Nhưng đến hôm nay, theo đường đi dự báo, nó có khả năng hướng về phía Đài Loan (Trung Quốc).

Cơ quan dự báo của Hồng Kông (Trung Quốc) nhận định, trong những ngày tới bão sẽ di chuyển xuống phía nam rồi sau đó đi vòng lên theo hình elip. Cường độ bão liên tục mạnh thêm trong những ngày tới, có thể đạt 135km/h (cấp 13) vào ngày 29/8.

Còn theo dự báo của Cơ quan Dự báo khí tượng Nhật Bản (JMA), chiều ngày 24/8, áp thấp nhiệt đới này đã mạnh lên thành bão (tên quốc tế Saola), cường độ bão mạnh 18m/s (cấp 8), giật 25m/s (cấp 10). JMA dự báo trong 24 giờ tới bão Saola ít di chuyển, cường độ mạnh lên cấp 9 (23m/s), giật cấp 12 (35m/s).

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và cường độ tiếp tục mạnh lên cấp 11 (30m/s), giật cấp 14 (45m/s). JMA nhận định bão Saola sẽ liên tục mạnh lên và có thể đạt cấp 14, giật cấp 17 vào ngày 29/8. Dù vậy, đài JMA cũng có nhận định ban đầu diễn biến của bão Salo rất phức tạp.

Hiện nay Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đang theo dõi chặt về cơn bão Saola này. Cũng chưa thể nói là bão Saola có đi vào Biển Đông hay không, nhưng nếu nó không thay đổi bất ngờ về đường đi thì có thể sẽ chỉ khiến nhiệt độ ở miền Bắc Việt Nam giảm chứ không gây mưa to gió lớn.

Bạn đang đọc bài viết Áp thấp nhiệt đới phát triển thành bão Saola, di chuyển phức tạp ngoài khơi Philippines. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề