Thứ ba, 14/05/2024 19:38 (GMT+7)

Bãi rác Đa Phước: Mùi hôi thối, ô nhiễm lại tấn công vào đô thị

Xuân Bắc -  Thứ năm, 06/07/2023 19:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua, người dân khu vực Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) liên tục phản ảnh mùi hôi phát tán từ bãi chôn lấp rác của công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nhiều năm qua trở thành "điểm nóng".

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM từng trả lời năm 2024 sẽ hết mùi hôi khi bãi rác Đa Phước đóng cửa, tuy nhiên đến nay điều đó chưa có gì là chắc chắn.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, người dân TP thải ra khoảng 10.000 tấn rác/ngày và được xử lý bởi năm cơ sở xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi).

tm-img-alt
Người dân phản ứng dữ dội vì phải sống chung với mùi hôi thối đang gây xôn xao dư luận.

Trước đó, Từ tháng 5, 6 trở đi khi TP.HCM bước vào mùa mưa là lúc gió mùa tây Nam hoạt động mạnh.

Đây cũng là thời điểm người dân sinh sống tại khu vực nam TP bao gồm khu Phú Mỹ Hưng (quận 7), khu Đa Phước (huyện Bình Chánh), huyện Nhà Bè kêu trời vì mùi hôi từ bãi rác Đa Phước phát tán theo gió. Nhiều năm qua cứ "đến hẹn lại... hôi", người dân các khu vực này lập hẳn một nhóm trên mạng xã hội để thông báo tình hình, tập hợp ý kiến gửi tới cơ quan chức năng.

Theo phản ảnh của người dân, mùi hôi không chỉ thoảng qua như khi chúng ta đi ngang xe rác hay các bãi rác nhỏ ngoài đường mà nó luẩn quẩn trong không khí rất khó chịu. Ngày nắng mùi hôi thường xuất hiện vào chiều tối, khoảng 17h - 19h.

tm-img-alt
Bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) là bãi rác lớn nhất tại TP.HCM

Còn ngày mưa thì bất chợt khi nào có gió là có mùi hôi, chỉ cần quên đóng cửa sổ, trúng luồng gió là cả nhà ám mùi nửa tiếng mới hết.

Người dân phải đóng cửa sổ quanh năm, lỡ quên là mùi hôi bay vào thì phải mở máy hút từ bếp và bật công suất lớn nhất để xử lý.

Hiện nay, bãi chôn lấp của VWS nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước được TP.HCM giao xử lý 6.000 - 6.800 tấn rác/ngày theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh.

Câu chuyện mùi hôi phát sinh từ bãi rác Đa Phước không phải là mới, các cơ quan chức năng TP, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiều lần kiểm tra, xử lý.

Và chính VWS cũng đã có nhiều giải pháp xử lý môi trường nhưng cứ vào tầm mùa mưa, khi gió tây nam xuất hiện thì người dân khu vực dưới gió như khu Phú Mỹ Hưng, khu Nam TP... đều than phiền mùi rác lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP đã từng nhìn nhận công nghệ chôn lấp rác phù hợp ở thời điểm đầu tư nhưng gần đây đã bộc lộ điểm yếu là khó xử lý triệt để mùi hôi.

Ngày 3-1-2020, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng trả lời báo chí và cho biết, khi nào bãi rác đủ công suất thiết kế thì đóng cửa, TP chuyển sang công nghệ đốt rác mới xử lý triệt để mùi hôi. Dự kiến đến năm 2024 sẽ hết công suất bãi rác.

Theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia mà Thủ tướng phê duyệt, yêu cầu tỉ lệ chôn lấp rác ở đô thị giảm còn 30% năm 2025 và 10% năm 2030. Riêng tại TP.HCM, TP đặt ra mục tiêu giảm tỉ lệ chôn lấp rác còn 20% vào năm 2025 (hiện nay trên 70%).

Trong đó, 80% lượng rác phát sinh sẽ được xử lý bằng công nghệ tiên tiến đốt rác phát điện và tái chế, hướng tới năm 2030 có 100% lượng rác được xử lý hoàn toàn theo công nghệ này, không phải chôn lấp.

Để hoàn thành mục tiêu này, cuối năm 2019 nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar và nhà máy xử lý, đốt rác của Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc) lần lượt được khởi công và dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2020, nhưng đến nay cả hai nhà máy vẫn chưa hoàn thành.

Trong khi đó, ba dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác khác của Công ty Xử lý chất thải Việt Nam, Công ty cổ phần Tasco và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý về đầu tư.

Theo tính toán, hai nhà máy của Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa đến năm 2025 mới hoàn thiện, nếu các thủ tục trôi chảy. Còn các dự án khác khó có thể hoàn thiện vào thời gian trên.

Bên cạnh đó, công suất xử lý tối đa của Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa là 4.000 tấn/ngày.

Điều này có nghĩa dù các nhà máy trên có hoàn thiện cũng không đạt được chỉ tiêu đặt ra. Chưa kể, hiện tại hợp đồng giao rác của TP cho hai đơn vị này chỉ có 2.200 tấn/ngày.

Theo Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, dự báo đến năm 2025 lượng rác sinh hoạt sẽ tăng đến 13.000 tấn/ngày. Và khối lượng này có thể lên đến 16.600 tấn/ngày vào năm 2030.

Trước thực tế trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xin UBND TP.HCM xem xét, gia hạn thêm hai năm để có thêm thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Thời gian này, Sở kiến nghị TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc bằng phương thức PPP theo đúng quy định hiện hành để kịp thực hiện các nội dung tiếp theo.

Cũng như sở này sẽ cùng tổ công tác liên ngành thẩm định các dự án xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP chưa được cấp chủ trương đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ xử lý để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Còn về khu xử lý rác Đa Phước, năm 2020 giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết khu chôn lấp này sẽ đầy công suất thiết kế và bị đóng cửa vào năm 2024.

Theo kế hoạch, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì VWS phải chuyển đổi công nghệ xử lý rác sang đốt rác phát điện khoảng 3.000 tấn rác/ngày, chấm dứt việc chôn lấp.

Tuy nhiên, hiện nay với công suất các nhà máy đốt rác phát điện được khởi công, phê duyệt tầm khoảng 7.500 - 8.000 tấn/ngày, như vậy so với lượng rác phát sinh dự kiến vào năm 2025 lên tới 13.000 tấn/ngày thì vẫn còn khoảng 5.000 tấn rác/ngày chưa biết xử lý ra sao.

Đây rõ ràng là bài toán khó cho thành phố nếu như việc đầu tư các nhà máy đốt rác phát điện chậm trễ như thời gian qua.

Bạn đang đọc bài viết Bãi rác Đa Phước: Mùi hôi thối, ô nhiễm lại tấn công vào đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hội Nông dân xã Vân Sơn ra quân bảo vệ môi trường
Sáng (13/5), Hội Nông dân xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) tổ chức ra quân thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng với mục đích phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường bền vững, sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh ATTP
Chung kết Hội thi "Hành trình xanh"
Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Tin mới

Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Tây Ninh: Xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh
Việc đầu tư sản xuất hình thành vùng an toàn dịch bệnh nhằm cung cấp nguồn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.