Thứ ba, 30/04/2024 16:06 (GMT+7)

Các nước phát triển đối xử với cây xanh như thế nào?

MTĐT -  Chủ nhật, 18/08/2019 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc cây sưa đỏ có đường kính thân cây khoảng 30cm trên phố cổ Hà Nội vừa được lực lượng chức năng chặt hạ vào đêm 16/8 khiến nhiều người bất ngờ.

Ngày 17/8 ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông báo từ phía người dân và UBND phường Hàng Bồ vào đêm 16/8, có cây sưa trên bị bật gốc, nghiêng, xiêu vẹo có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm cho người dân, đơn vị đã đó mặt tại hiện trường để kiểm tra thực tế.

Tại hiện trường cây bị bật gốc, nghiêng ra đường khoảng 60 độ, cành đổ vắt ngang đường, chạm vào phía nhà dân đối diện gần đó và có nguy cơ cao gây cản trở giao thông.

Trước tình huống này, Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội làm việc với đại diện UBND phường, Công an phường Hàng Bồ và Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng Hà Nội, đi tới thống nhất chặt hạ cây sưa này theo quy trình, tình huống khẩn cấp.

Cây sưa bị chặt hạ trong tối 16/8. 

Trước việc chặt hạ cây sưa nói trên, một số ý kiến người dân và chuyên gia cho rằng, đây là tình huống khẩn cấp, cần xử lý theo hướng khẩn trương, tránh thiệt hại cho người và tải sản khi cây bị đổ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhìn nhận, đây là cây sưa, một loại cây quy hiếm, có giá trị kinh tế cao song thời gian sinh trưởng chậm thì cơ quan chức năng có thể xử lý theo hướng tôn trọng thiên nhiên, là cắt tỉa các cành có nguy cơ gãy đổ sau đó chỉnh phần gốc rồi trồng lại cho đảm bảo chứ không nên vội vàng chặt hạ cây.

Cây xanh nói là một thành tố không thể thiếu được trong đô thị, nó không chỉ đóng góp như là lá phổi cho cơ thể mà còn vô cùng gắn bó với tâm hồn của người dân TP. Nó luôn rất gần gũi với đời sống hàng ngày của mỗi người.

Thực tế, thời gian qua, tại Hà Nội nhiều cây xanh đã bị chặt hạ để làm các dự án nhà ở, công trình giao thông khiến lượng cây xanh thành phố ngày càng ít đi.

Tại quốc gia Bắc Mỹ, Canada, cây xanh được cấp giấy phép để việc chăm sóc, do đó việc quản lý trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Cụ thể tại Vancouver, có 2 loại giấy phép được yêu cầu đối với các cây xanh trồng trong thành phố, một loại dành cho cây xanh trên đường phố, loại còn lại dành cho cây xanh do người dân trồng. Nếu không được cấp phép mà cứ tiến hành đốn hạ hay di dời sẽ bị xử phạt tiền. Đối với cây trồng tư nhân, cũng cần được cấp phép nếu người dân muốn thực hiện việc cắt tỉa trên diện rộng hoặc đốn hạ cây.

Những loại cây xanh và những đặc điểm tự nhiên của Vancouver giúp làm nên nét đặc trưng riêng của thành phố. Rừng trong đô thị là một phần không thể thiếu trong cấu trúc hạ tầng của thành phố, cũng quan trọng như các khu dân cư, công viên và hành lang bảo vệ suối.

Để duy trì rừng đô thị trong lành nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, thành phố đã thi hành Luật Bảo tồn Cây xanh. Bởi chỉ một lần cắt tỉa hay di dời cây xanh không đúng cách có thể ảnh hưởng đến cả vòng đời phát triển của cây, do đó cần phải bảo tồn cây đã trưởng thành, tránh việc đốn hạ hoặc di dời không cần thiết.

Tại một quốc gia ở châu Á là Singapore, các quy định về quản lý cây xanh cũng rất nghiêm ngặt. Việc quản lý cây xanh với nhiều thành phần khác nhau trong chiến lược quản lý toàn diện, bao gồm chăm sóc, bảo vệ cây, quy hoạch phát triển và trồng cây cũng như những biện pháp hỗ trợ cho việc quản lý cây xanh.

Singapore đã thông qua cách tiếp cận chủ động trong việc quản lý cây xanh và những nỗ lực để trở thành một “Phố trong vườn”. Theo tầm nhìn này, Singapore hướng tới mục tiêu phát triển và tăng cường trồng cây xanh để tạo ra một môi trường cây, hoa, công viên và đa dạng sinh học. Hội đồng Công viên Quốc gia (NParks) quản lý hơn 300 công viên, 4 khu bảo tồn thiên nhiên và cây xanh trên đường. Những cây trồng được chăm sóc bởi các chuyên gia đã được chứng nhận quốc tế.

Theo chương trình quản lý của NParks, các cây trồng dọc theo đường chính hoặc khu vực có hoạt động giao thông cao được kiểm tra ít nhất 12 tháng/lần. Các chi tiết kiểm tra được ghi lại và nhập vào cơ sở dữ liệu.

Theo Luật về quản lý cây xanh, những cây xanh tiếp giáp với đường bộ, đường sắt, hệ thống giao thông nhanh có thể gây cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của công và tư nhân, Phó Giám đốc điều hành của NParks sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu thực thi các biện pháp phù hợp bao gồm việc đốn hạ hay di dời cây xanh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Các nước phát triển đối xử với cây xanh như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh