Thứ ba, 30/04/2024 13:14 (GMT+7)

Đà Nẵng đã làm gì trong 15 năm triển khai đề án xây dựng thành phố môi trường? (Bài 4)

Quang Huy - Thúy Nguyễn -  Thứ hai, 25/09/2023 23:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đà Nẵng là thành phố đầu tiên trên cả nước xây dựng 1 hình mẫu về thành phố môi trường. Những năm qua, tất cả mục tiêu, tiêu chí về môi trường đã trở thành nội dung luôn được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của thành phố.

Sau 25 năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997-2022), Đà Nẵng đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội. Cùng với việc xây dựng, phát triển mở rộng không gian đô thị, chăm lo đời sống nhân dân, lãnh đạo Đà Nẵng cũng thực hiện hàng loạt giải pháp để xây dựng thành phố môi trường và đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Tầm nhìn xa vì một thành phố sinh thái

Năm 2008, Đà Nẵng triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Kể từ đó, các mục tiêu, tiêu chí về môi trường đã trở thành những nội dung được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, với sự vào cuộc khá đồng bộ của các cấp, các ngành và được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của thành phố.

Để có thể phát triển thành phố theo hướng dịch vụ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, tiên tiến và bảo đảm môi trường chung, nhiều năm nay Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương không cho phép đầu tư đối với các lĩnh vực sản xuất công nghệ cũ, lạc hậu và từ chối các dự án khi xét thấy nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm. Đồng thời khuyến khích phát triển du lịch dịch vụ theo hướng sinh thái, ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường khu dân cư, hệ sinh thái.

tm-img-alt
Việc dẫn đầu cả nước về kết quả thực hiện bộ chỉ số PEPI đã khẳng định Đà Nẵng đang đi đúng hướng trên hành trình trở thành thành phố môi trường, hướng đến đô thị sinh thái. Ảnh: Quang Thiện

Sau 15 năm, Đà Nẵng đã thiết lập được sự cân đối hài hòa giữa việc bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, 13/15 điểm về môi trường được xử lý triệt để; chỉ số ô nhiễm không khí (AP) trong khu vực đô thị luôn nhỏ hơn 10; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tại nội thành đạt 97,8%, nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt 61%, nước thải công nghiệp đạt yêu cầu xả thải đạt 100%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các quận nội thành đạt 95%; diện tích không gian xanh đô thị bình quân đạt trên 6 - 8m2/người...

Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp quản lý chất thải rắn, thay đổi phương thức thu gom, vận chuyển rác theo giờ, giảm việc đặt thùng rác trên đường phố chính, tạo mỹ quan sạch, đẹp.

Đồng thời, các cấp, ngành cũng chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và nhân rộng các mô hình, sáng kiến trong công tác bảo vệ môi trường khắp toàn thành phố.

Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 tiếp tục lấy quan điểm, bảo vệ môi trường làm nền tảng xây dựng thành phố sinh thái, là nhiệm vụ được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết sách; phát triển hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

tm-img-alt
Đà Nẵng huy động sức mạnh cộng đồng để bảo vệ môi trường.
tm-img-alt
Đại sứ môi trường – Diễn viên Lý Hùng cùng với các lực lượng đồng loạt ra quân nhặt rác tại biển Đà Nẵng.

Trong thời gian qua, rất nhiều hoạt động nhằm bảo vệ, làm sạch môi trường đã được triển khai tại Đà Nẵng.  Bằng nhiều hình thức linh động, chính quyền và các đoàn thể tại Đà Nẵng đã và đang nỗ lực cùng người dân xây dựng nhiều phong trào, mô hình bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả thiết thực, gìn giữ quan cảnh của thành phố luôn xanh - sạch - đẹp.

Năm 2021 và 2022, Đà Nẵng đã thực hiện hơn 88 nhiệm vụ tương ứng 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; cải thiện môi trường, giải quyết những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường với nguồn lực tài chính hơn 3.418 tỷ đồng.

Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2022, Đà Nẵng đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, để tất cả người dân và du khách cùng chung tay bảo vệ thành phố biển xinh đẹp.

Kể từ đó, sự đồng thuận, góp sức của người dân từ những những việc làm, hành động nhỏ nhưng mang lại hiệu quả thiết thực, cũng trở thành nền tảng quan trọng giúp Đà Nẵng ngày càng tiến gần mục tiêu trở thành thành phố sinh thái. Điển hình như các mô hình: “Biệt đội nhí xin rác gây quỹ từ thiện”; Nhóm Hòa Nhập Xanh - Nơi nhiều bạn trẻ khuyết tật cùng nhau nhặt rác để bảo vệ môi trường; Nhóm “phượt” nhặt rác dưới đáy biển, giải cứu san hô; Câu lạc bộ môi trường Cựu chiến binh; Dự án “Cộng đồng không rác” hay  Phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp”;…

tm-img-alt
Họp báo phát động Giải tuyên truyền “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” năm 2023.

Đầu tháng 8/2023, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo phát động Giải tuyên truyền "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường" năm 2023.

Thông qua giải báo chí sẽ được tổ chức hằng năm, Ban tổ chức mong muốn nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách quan trọng của Đà Nẵng về Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường"; qua đó góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng, vận động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các cấp chính quyền TP Đà Nẵng, du khách trong và ngoài nước chung tay bảo vệ môi trường.

Kiểm soát chặt "điểm nóng" về ô nhiễm mỗi trường

Trong quá trình phát triển đô thị, Đà Nẵng cũng không tránh khỏi những sự cố bất ngờ về môi trường. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố này luôn có mặt kịp thời tại các điểm nóng để chỉ đạo khắc phục.

Điển hình, cuối tháng 7/2023, một du khách người Hà Nội đã ghi lại cảnh dòng nước đen ngòm đổ thẳng ra biển Đà Nẵng sau trận mưa lớn và đăng tải lên mạng xã hội khiến nhiều người lo ngại. Ngay sau đó, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã đi kiểm tra thực tế và yêu cầu nhanh chóng xây dựng dự án xử lý nước mưa, ứng phó với các tình huống mưa lớn kéo dài để không tái diễn dòng nước bẩn thải tràn ra biển.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (mũ cối xanh) kiểm tra thực tế tại cửa xả nước thải ở khu vực vịnh Đà Nẵng.

Tại đây, Bí thư Đà Nẵng khẳng định, mục tiêu lớn nhất của thành phố là giữ được các bãi biển xanh, sạch, an toàn, không được để xảy ra tình trạng ô nhiễm trên bãi biển Mỹ Khê. Việc để xảy ra tình trạng nước thải lẫn vào nước mưa xả thẳng ra biển sẽ gây ảnh hưởng đến ngành du lịch, làm mất hình ảnh thành phố. Do đó, cần có biện pháp khắc phục ngay tình trạng nước mưa có lẫn nước thải chảy ra bãi biển. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời, mà giờ đây tình trạng nước thải đổ xối xả ra biển lúc trời mưa tại thành phố này đã chấm dứt.

tm-img-alt
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu không để xảy ra sự cố nước thải tràn ra bãi biển.

Theo UBND TP Đà Nẵng, trong 10 tháng đầu năm 2023, thành phố đã triển khai Dự án Cải tạo cây xanh cảnh quan để tạo điểm nhấn nổi bật; tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải, quan trắc, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải rắn tại bãi rác Khánh Sơn; khẩn trương hoàn thành các thủ tục thực hiện đầu tư nhà máy xử lý rác 1.000 tấn và nhà máy 650 tấn.

Kết quả, cuối tháng 5/2023, Đà Nẵng đã hoàn thành thi công và đấu nối 3 dự án thoát nước vào hệ thống chung, gồm: Tuyến cống Nguyễn Tất Thành, Dự án Cải thiện môi trường nước Đông Sơn Trà và Dự án Tuyến thu gom nước thải đường 2/9. Qua đó, tất cả nước thải đã được thu gom về trạm xử lý nước thải, để đánh giá nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng.

Hiện, Đà Nẵng cũng triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, gồm Dự án các trạm trung chuyển; Dự án Đầu tư, nâng cấp, cải tạo một số hạng mục Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn giai đoạn II (Hộc rác số 7 tại khu vực bãi rác Khánh Sơn); Dự án Nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại bãi rác Khánh Sơn; Dự án Nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn (giai đoạn I); Dự án Xử lý phân bùn bể phốt; tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình Quan trắc chất lượng môi trường TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025…

tm-img-alt
tm-img-alt
Đà Nẵng liên tiếp tổ chức nhiều hội thảo quốc tế để tìm các giải pháp bảo vệ môi trường của thành phố này.

Trong đó, quan điểm quy hoạch của Đà Nẵng là lấy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tăng năng suất lao động làm định hướng; đồng thời duy trì các điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm.

Đặc biệt, Đà Nẵng là một trong những thành phố đang thu hút rất nhiều dự án hợp tác quốc tế về môi trường nhờ vào tầm nhìn và định hướng phấn đấu trở thành “Thành phố môi trường” hướng đến “Đô thị sinh thái”.

Các dự án hợp tác quốc tế đã hỗ trợ nguồn lực rất lớn cho Đà Nẵng cả về kinh phí lẫn kỹ thuật, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về công tác bảo vệ môi trường như quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, quan trắc môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ước tính, giai đoạn 2021-2024, TĐà Nẵng đã và đang huy động được trên 70 tỷ đồng tài trợ, hỗ trợ cho địa phương. Điều này có được là do các chủ trương, chính sách đã ban hành của trung ương và Đà Nẵng rất phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và mối quan tâm của các cơ quan, tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước đối với thành phố Đà Nẵng.

tm-img-alt
Ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng phát biểu tại Chương trình Ngày hội môi trường với chủ đề “Biển Đà Nẵng mãi trong xanh” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức vào chiều 27/4/2023.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, trong giai đoạn 2020-2025, thành phố đã tiếp nhận, chủ trì tham mưu tổ chức triển khai 3 dự án hỗ trợ kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường. Qua tổng kết, đánh giá, đã có hơn 25 sáng kiến được nghiên cứu, 14 đối tác địa phương trực tiếp xây dựng, 19 tổ chức được huy động, 4 tổ chức khoa học kỹ thuật. Tổng cộng cũng có hơn 100 cán bộ, nhân viên làm công tác môi trường được nâng cao năng lực về quản lý và thực hiện, 55 nghìn lượt người tham gia trực tiếp vào các hoạt động và 5 dữ liệu về quản lý môi trường được thiết kế.

Có thể thấy, nhờ những quyết sách hợp lý của chính quyền cùng sự chung sức, đồng lòng người dân mà những nỗ lực bảo vệ môi trường của Đà Nẵng thời gian qua đã được công nhận qua nhiều giải thưởng liên tiếp như: Một trong 11 thành phố bền vững về môi trường của ASEAN (năm 2011); Đô thị có không khí sạch và có hàm lượng carbon phát thải thấp của châu Á (năm 2012); thành phố phong cảnh châu Á (năm 2013); Đô thị xuất sắc trong phong trào xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, thành phố xuất sắc trong chuyển đổi (năm 2015); Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam (năm 2018); Năm 2021, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố được xếp hạng ở mức tốt - mức cao nhất;...

Mới đây nhất, Đà Nẵng tiếp tục được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá dẫn đầu cả nước với tổng điểm theo bộ chỉ số PEPI là 79,82 điểm. Đây là những “quả ngọt” mà thành phố đáng sống “gặt hái” được từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 15 năm xây dựng “Thành phố môi trường”.

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng đã làm gì trong 15 năm triển khai đề án xây dựng thành phố môi trường? (Bài 4). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ
Để phục vụ nhân dân và du khách vui chơi nghỉ lễ, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã yêu cầu các đơn vị công ích duy trì vệ sinh đường phố, tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.
Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.