Thứ ba, 30/04/2024 13:45 (GMT+7)

Nhiều mô hình hiệu quả giúp Đà Nẵng tiến gần mục tiêu xây dựng thành phố môi trường (bài 2)

Quang Huy - Thúy Nguyễn -  Chủ nhật, 10/09/2023 22:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bằng nhiều hình thức linh động, chính quyền và các đoàn thể tại Đà Nẵng đã và đang nỗ lực cùng người dân xây dựng nhiều phong trào, mô hình bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả thiết thực, gìn giữ quan cảnh của thành phố luôn xanh - sạch - đẹp.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, kể từ lúc triển khai đề án Thành phố môi trường (năm 2008) đến nay, Đà Nẵng đã liên tục xây dựng hàng loạt mô hình bảo vệ môi trường có quy mô, sức ảnh hưởng và đem lại nhiều hiệu quả cao. Những cách làm sáng tạo này ít tốn kém chi phí nhưng đã mang lại hiệu quả cao và bền vững.

Ra đời từ năm 2003 và đến năm 2015 thì phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp” được lồng ghép trong thực hiện năm văn hóa, văn minh đô thị, đã tạo nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức phong trào lan tỏa nếp “sống xanh” trong cộng đồng.

Từ đó, nhiều vấn đề về môi trường tại Đà Nẵng đã được giải quyết. Các lô đất trống ô nhiễm, kênh mương, cống thoát nước được nạo vét khơi thông; tờ quảng cáo rao vặt được thu dọn sạch sẽ; các khu dân cư, khu vực công cộng vệ sinh đảm bảo; công tác xã hội hóa trồng và chăm sóc cây xanh trên các tuyến đường, khu dân cư cũng được chú trọng hơn.

tm-img-alt
Chương trình "Clean up Son Tra - Vì một Sơn Trà Xanh" do Ban quản lý bns đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng tổ chức thường xuyên để cho các đội nhóm tình nguyện lên nhặt rác làm sạch Sơn Trà. 
tm-img-alt
Những sự kiện nhặt rác, mô hình bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng luô thu hút đông đảo các bạn học sinh, sinh viên tham gia.

Nhiều cơ quan, đơn vị còn linh động lồng ghép phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp” vào các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường như: Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo, Tháng cao điểm về vệ sinh môi trường,...

Còn tại các khu dân cư, mô hình “tổ dân phố không rác” cũng giúp đã đẩy lùi tình trạng vứt rác bừa bãi, một số điểm tập kết rác thải tự phát đã được xóa bỏ.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Đức Vũ - Trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tặng quà lưu niệm để khích lệ tinh thần của các đội, nhóm tình nguyện tham gia nhặt rác

Được triển khai từ năm 2009 và đều đặn hàng tuần, mô hình Câu lạc bộ môi trường Cựu chiến binh ra quân trực tiếp tham gia dọn vệ sinh, thu gom rác thải trên địa bàn. Đồng thời tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

Sau 14 năm triển khai, mô hình này đã thể hiện tính hiệu quả cao. Mỗi năm, các câu lạc bộ môi trường do Cựu chiến binh cơ sở thành lập đều có cách thức hoạt động mới mẻ với nhiều hình thức đa dạng… Đây là mô hình bảo vệ môi trường rất hiệu quả và đã được Bộ tài nguyên và môi trường trao tặng “Giải thưởng Môi trường Việt Nam” năm 2013, Bằng khen năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thành tích tham gia bảo vệ môi trường…

tm-img-alt
Cựu chiến binh Phạm Công Lương (SN 1957, Bí thư chi bộ KDC Bình Phước, quận Hải Châu) là người lập ra "Biệt đội môi trường nhí" chuyên đi xin rác tài nguyên để gây quỹ từ thiện tại Đà Nẵng.

Không kém cạnh, những năm qua, Hội liên hiệp phụ nữ TP Đà Nẵng cũng đã thực hiện  nhiều phong trào bảo vệ môi trường rất ý nghĩa. Điển hình như mô hình “Mái nhà xanh” từ năm 2010, nhằm giúp nâng cao nhận thức, chuyển đổi  hành vi, thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực như: sử dụng giỏ nhựa để đi chợ, thay bao nilong bằng hộp nhựa để đựng thức ăn, tiết kiệm điện, nước, giấy in, gas; sử dụng điều hòa, máy giặt đúng mức; trồng cây xanh, rau xanh an toàn tại nhà... Đến nay, toàn thành phố có 100% chi hội đã vận động được 91.950 gia đình hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện; xây dựng 611 nhóm, 88 câu lạc bộ sống xanh.

Mô hình “Đoạn đường tự quản, ngõ phố nở hoa” được triển khai với các tiêu chí: Chi hội ra quân dọn vệ sinh môi trường ít nhất 1 tháng/lần; có ít nhất 80% gia đình hội viên phụ nữ thực hiện phân loại rác thải; trồng cây xanh tại hộ gia đình; trồng, chăm sóc cây xanh, trồng hoa hoặc có công trình cây xanh, tranh bích họa và 100% gia đình hội viên phụ nữ không xả rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định.

tm-img-alt
Nhờ những mô hình hiệu quả đang giúp Đà Nẵng tiến gần mục tiêu xây dựng thành phố môi trường.

Hay dự án “Cộng đồng không rác” với mong muốn tạo không gian kết nối người bảo vệ môi trường, vừa góp phần lan tỏa, thay đổi ý thức về rác thải trong cộng đồng. Đây là mô hình thu gom và phân loại rác thải từ các hộ gia đình, thực hiện vườn cộng đồng ngay trong khu dân cư để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của tất cả mọi người.

Hiện, dự án này đã thu hút được hơn 1.500 thành viên tham gia, đa số là học sinh, sinh viên và các hộ dân. Không chỉ cam kết cùng xây dựng lối sống xanh, mỗi thành viên còn là “sứ giả” truyền cảm hứng, lan tỏa những kiến thức về rác trong gia đình và mọi người xung quanh mình.

Đặc biệt, việc cải tạo khu đất tư nhân có diện tích 350m2 trên đường Morrison (quận Sơn Trà) thành vườn rau xanh cộng đồng được triển khai đầu năm 2022 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đây là nơi để mọi người hình thành thói quen lối sống không rác, cách phân loại rác tái chế, tái sử dụng, góp phần làm giảm số lượng rác thải ra môi trường. Từ năm 2022 đến nay, dự án ủ được hơn 11 tấn rác và hơn 600 kg rác nhựa giá trị thấp được chuyển tới điểm thu gom để tái chế.

tm-img-alt
Hội phụ nữ nhặt rác tài nguyên bán để gây quỹ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, các Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà , quận Hải Châu cũng đã tặng hơn 3.000 giỏ đi chợ và gần 500 hộp nhựa đựng thực phẩm cho các hội viên để thay thế túi nilong. 135 chi hội quận Cẩm Lệ đăng ký chi hội không rác, vận động xây dựng 14 bể rác dọc tuyến đường sắt, trồng cây, bồn hoa, dọc các tuyến đường, khu đất trống. Đặc biệt, từ nguồn thải phế liệu có thể tái sử dụng đã được Hội phụ nữ thu gom bán gây quỹ 2 tỷ đồng và sử dụng để thực hiện chính sách an sinh xã hội trong đó có trang bị thùng rác để phân loại rác cho các hộ gia đình.

Tại các khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp cũng triển khai mô hình doanh nghiệp xanh - sạch - đẹp. Đồng thời cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, thực hiện việc đo đạc, kiểm tra về môi trường lao động. Thực hiện trồng cây cảnh, cây xanh, xây dựng bồn hoa, thảm cỏ đúng với yêu cầu đã cam kết trong đánh giá tác động môi trường.

tm-img-alt
Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức chương trình Ngày hội môi trường “Biển Đà Nẵng mãi trong xanh” diễn ra cuối tháng 4/2023.
tm-img-alt
Nhiều trường học ở Đà Nẵng tổ chức cho học sinh quyên góp rác tài nguyên để gây quỹ giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn.
tm-img-alt
Tại nhiều khu dân cư ở Đà Nẵng xuất hiện các thùng thu gom rác tài nguyên để gây quỹ làm từ thiện.

Đáng chú ý, thời gian qua, mô hình xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị, mô hình hầm biogas xử lý chất thải rắn chăn nuôi, thu hồi khí sinh học phục vụ sinh hoạt tại Đà Nẵng cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Tiêu biểu là mô hình xã hội hóa phát triển cây xanh đã huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc trồng, bảo vệ, chăm sóc hệ thống cây xanh tại thành phố, từ đó số lượng cây xanh tại các tuyến đường, nhiều khu dân cư tăng nhanh.

Được biết, ngoài những mô hình bảo vệ môi trường hoạt động khá hiệu quả vừa kể trên, hiện tại Đà Nẵng còn có hàng chục các mô hình khác như mô hình phân rác tại nguồn, mô hình phụ nữ hạn chế xử dụng túi ni lông, mô hình “mỗi hố rác , trồng một cây xanh” của huyện Hòa Vang,  mô hình “Tổ dân phố văn hóa trong việc cưới, việc cúng, việc tang” của phường An Hải Đông, mô hình phật giáo Việt Nam quận Sơn Trà với văn hóa, văn minh đô thị” của Ban trị sự Phật giáo Việt Nam quận Sơn Trà, mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” và mô hình “Tái chế rác thải” tại phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu),… cũng đã và đang góp phần nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường của thành phố sông Hàn.

Có thể thấy, nhờ những mô hình thiết thực và hiệu quả cao, Đà Nẵng ngày càng có nhiều chuyển biến rõ nét về bảo vệ môi trường, giúp “thành phố đáng sống” ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng Thành phố môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều mô hình hiệu quả giúp Đà Nẵng tiến gần mục tiêu xây dựng thành phố môi trường (bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ
Để phục vụ nhân dân và du khách vui chơi nghỉ lễ, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã yêu cầu các đơn vị công ích duy trì vệ sinh đường phố, tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.
Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.