Thứ ba, 30/04/2024 11:10 (GMT+7)

Đập mở ngăn thủy triều đối phó với hạn mặn

MTĐT -  Thứ sáu, 29/05/2020 15:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với kết cấu đơn giản, dễ thi công, có giá thành rẻ và tuổi thọ cao, đập mở ngăn thủy triều của TS. Hoàng Ngọc Kỷ có thể là một giải pháp hiệu quả để đối phó với tình trạng hạn mặn

Mô tả đập mở ngăn mặn. Nguồn: Bản mô tả giải pháp hữu ích.

Cống ngăn mặn, đập ngăn mặn,... có thể là những khái niệm xa lạ với nhiều người song đây lại là những công trình quá quen thuộc với người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hằng năm, cứ vào mùa khô, các địa phương nơi đây lại xây dựng hàng loạt đập tạm ngăn mặn để hạn chế ảnh hưởng của triều cường gây ra tình trạng xâm nhập mặn, đồng thời giữ nước sông để phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu,...

Bên cạnh những đập tạm để ứng phó nhanh, nhiều công trình đập ngăn mặn lớn như đập ngưỡng thấp Việt Yên (Triệu Phong, Quảng Trị), Ba Lai (Bình Đại, Bến Tre), Tắc Thủ (Cà Mau) cũng được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, những đập ngăn mặn này chưa phát huy hiệu quả như mong đợi. Các đập này có tuổi thọ rất ngắn, chẳng hạn đập Ba Lai và Tắc Thủ, có chi phí xây dựng lớn nhưng mới sử dụng được khoảng hơn 10 năm đã hư hỏng nặng và hầu như không hoạt động được. Ngoài ra, ô cửa thoát nước có các đập này có kích thước hẹp, độ rộng chưa đầy 10m nên không thuận tiện cho tàu bè lưu thông trên sông.

Bởi vậy, làm thế nào để xây dựng một con đập vừa có khả năng ngăn mặn hiệu quả, vừa đáp ứng yêu cầu giao thông vận tải đường thủy, lại có chi phí xây dựng, quản lý, vận hành thấp là bài toán khó với nhiều địa phương.

Trước thực tế trên, TS. Hoàng Ngọc Kỷ (phường Tân Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp đập mở có kết cấu đơn giản, dễ thi công, chi phí thấp và có tuổi thọ công trình cao. Đập mở là đập ngăn thủy triều có một cửa chính luôn mở, các cửa phụ còn lại có thể đóng mở tùy theo tình hình dòng chảy và thủy triều.

Về bản chất, đập là một bức tường xây chắn ngang sông được làm bằng đất, đá hoặc xi măng. Đập mở theo thiết kế của TS. Hoàng Ngọc Kỳ cũng tương tự như vậy, bao gồm các hàng cọc nằm sát nhau, chắn ngang qua cửa sông để hạn chế dòng chảy, thu hẹp cửa sông để mực nước sông luôn cân bằng hoặc cao hơn mực nước thủy triều, giúp tránh xâm nhập mặn. Một số đoạn cọc sẽ làm ngắt quãng để tạo ra cửa chính và cửa phụ, số lượng cửa sẽ tùy theo độ rộng của mỗi con sông.

Cửa chính nằm ở giữa sông, có độ rộng đủ lớn để tàu, bè đi lại dễ dàng. Độ rộng của cửa chính phụ thuộc nguồn nước của từng con sông và các điều kiện tự nhiên khác ở khu vực xây dựng đập. Cửa phụ thứ nhất và cửa phụ thứ hai có chức năng điều tiết dòng chảy. Trong đó, cửa phụ thứ nhất được đóng mở nhờ sà lan; sà lan có thể di chuyển ngang qua sông nhờ hệ thống dây kéo hoặc động cơ, có thể nổi lên hoặc chìm xuống nhờ hệ thống máy bơm hoặc van nước. Cửa phụ thứ hai có cánh cửa là tấm chắn có kết cấu bản lề, có thể tự động xoay theo chiều nước sông và có vật chặn để cửa không xoay ngược lại khi có thủy triều.

Theo thiết kế, cọc chắn là cọc bê tông cốt thép với kích thước khoảng 50*50. Tuy nhiên, chủng loại và kích cỡ cọc có thể thay đổi sao cho thích hợp với điều kiện thực tế của từng con sông. Khi xây dựng, có thể áp dụng nhiều kỹ thuật thi công khác nhau như cọc khoan nhồi, cọc ép (đóng), cọc khoan thả,... trong đó, ưu tiên sử dụng cọc ép để tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Với tính mới và khả năng ứng dụng cao, giải pháp đập mở để ngăn thủy triều và giữ nước sông của TS. Hoàng Ngọc Kỷ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1901, trong đó mô tả chi tiết về thiết kế và cách thi công. Bên cạnh đó, giải pháp hữu ích này cũng đoạt giải khuyến khích trong Cuộc thi sáng chế 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hằng ngày”.

Theo Thanh An/Báo KH&PT
Bạn đang đọc bài viết Đập mở ngăn thủy triều đối phó với hạn mặn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.