Thứ tư, 15/05/2024 14:20 (GMT+7)

Kết nối đường sắt tốc độ cao vào đến ga Hà Nội đáp ứng nhu cầu giao thông cao

Hoài Thu -  Thứ sáu, 28/07/2023 08:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại báo cáo đầu kỳ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, tư vấn đề xuất đường sắt tốc độ cao vào đến ga Hà Nội.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ga đầu mối phía Nam là ga Ngọc Hồi; ga đầu mối phía Đông là ga Lạc Đạo (tỉnh Hưng Yên); Ga đầu mối phía Bắc có ga Yên Thường, ga Yên Viên, ga Bắc Hồng (TP Hà Nội).

Theo đó, tư vấn đề xuất ga đầu mối phía Nam là ga Ngọc Hồi, chuyển depot (nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác) Thường Tín về khu vực ga Ngọc Hồi. Ga đầu mối phía Đông là ga Lạc Đạo (tỉnh Hưng Yên).

Ga đầu mối phía Bắc: Bổ sung ga Yên Thường (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đảm nhiệm chức năng ga đầu mối về hàng hóa; ga Yên Viên đầu mối về hành khách, trong đó bao gồm cả kết nối trung chuyển với đường sắt đô thị (tuyến số 1); ga Bắc Hồng (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là ga trung gian có xem xét bố trí dự trữ quỹ đất để phát triển công nghiệp đường sắt.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Theo lý giải của tư vấn, quy hoạch mạng lưới bố trí ga đầu cuối của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Ngọc Hồi, cách xa trung tâm TP Hà Nội khoảng 10km sẽ làm giảm tính hấp dẫn trong việc thu hút hành khách đi tàu, đặc biệt là các khu vực phía bắc sông Hồng.

Mặt khác, loại hình đường sắt tốc độ cao có công nghệ tiên tiến, sử dụng đường riêng, giao cắt lập thể, không xung đột với các loại hình giao thông đô thị nên về cơ bản sẽ không gặp phải các tồn tại, bất cập của hệ thống đường sắt quốc gia hướng tâm hiện nay. Vì thế, việc kết nối đường sắt tốc độ cao vào đến ga Hà Nội, nhà ga vừa phục vụ hành khách đường sắt đô thị và hành khách đường sắt tốc độ cao là khả thi.

Về phương án tổ chức khai thác vận tải đường sắt khu đầu mối Hà Nội, đơn vị tư vấn đề xuất, trong giai đoạn đầu, toàn bộ tàu khách hướng tâm sẽ dừng tại các ga đầu mối trên tuyến vành đai, trung chuyển thông qua hệ thống giao thông công cộng của TP Hà Nội (xe buýt, đường sắt đô thị). Riêng tàu khách tốc độ cao được tiếp cận vào ga Hà Nội.

Trong giai đoạn sau, các đô thị vệ tinh phát triển đủ lớn, nhu cầu kết nối giữa đô thị vệ tinh và đô thị hạt nhân tăng cao, ngành giao thông sẽ xem xét tổ chức các đoàn tàu khách ngoại ô chạy hướng tâm để vận chuyển hành khách giữa đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh, hướng đến các đối tượng là người lao động, học sinh, sinh viên có nhu cầu đi lại thường xuyên.

Đối với tàu hàng, đường sắt sẽ tổ chức khai thác liên tuyến thông qua đường sắt vành đai. Trên đường vành đai ngoài các ga lập tàu, sẽ quy hoạch các ga dọc đường vừa có chức năng tác nghiệp kỹ thuật chạy tàu, vừa phục vụ xếp dỡ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Trước đó, tại cuộc họp với các đơn vị trực thuộc và tư vấn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hồi tháng 5, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật phức tạp, cần nhiều nguồn lực lớn để đầu tư. Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu cẩn trọng, toàn diện, kỹ lưỡng.

Vì vậy, các đơn vị trên lưu ý tập trung vào 2 phương án là làm một tuyến đường sắt mới chỉ chở khách và tuyến đường sắt mới vừa chở khách, vừa chở hàng. Trong đó, kịch bản thứ nhất là đường sắt mới chỉ chở khách, bổ sung đường sắt hiện hữu, cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa.

Kịch bản thứ hai là xây dựng mới đường sắt trên trục Bắc - Nam theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1,435 m, điện khí hóa để vận tải hành khách và hàng hóa làm cơ sở để so sánh, lựa chọn.

Bạn đang đọc bài viết Kết nối đường sắt tốc độ cao vào đến ga Hà Nội đáp ứng nhu cầu giao thông cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Dỗ mình
Vui một chút rồi lại buồn một chút////Để mỗi ngày ta cứ đắm cứ say///Thương một chút rồi giận hờn một chút///Để cuộc đời đủ mặn ngọt đắng cay.
Quảng Ngãi: Đào tạo về năng suất xanh
Sáng 15/5, Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng tổ chức khóa đào tạo với chủ đề “Nhận thức chung về năng suất xanh (NSX) - Giải pháp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.