Thứ bảy, 27/04/2024 01:53 (GMT+7)

Vì sao Bộ GTVT bác đề xuất trông xe dưới gầm cầu của Hà Nội?

MTĐT -  Thứ ba, 19/03/2019 15:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ GTVT khẳng định việc tiếp tục cho phép sử dụng gầm cầu vượt để làm điểm trông giữ xe và sửa đổi một số điều của Thông tư 35 theo đề xuất của UBND TP. Hà Nội là không có cơ sở pháp lý.

Theo báo Người lao động, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn phản hồi đề nghị của UBND TP Hà Nội về việc điều chỉnh một số nội dung thông tư của Bộ GTVT để duy trì các điểm trông giữ xe dưới khu vực gầm cầu trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo công văn, Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9-10-2017 của Bộ GTVT là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24-2-2010 của Chính phủ, phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn.

Vì vậy, Bộ GTVT khẳng định việc tiếp tục cho phép sử dụng gầm cầu vượt để làm điểm trông giữ xe và sửa đổi một số điều của Thông tư 35/2017/TT-BGTVT theo đề nghị của UBND TP Hà Nội là không có cơ sở pháp lý.

Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của TP thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng quy định của pháp luật.

Theo khoản 3, Điều 22, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định: "Chợ, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và tổ chức điểm đấu nối ra, vào đường bộ theo quy định".

Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

Bộ GTVT bác đề xuất trông xe gầm cầu của Hà Nội. Ảnh minh họa: Internet. 

Trong đó, khoản 3, điều 1 của thông tư quy định: "Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ.

Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho UBND các cấp để tổ chức cưỡng chế, giải tỏa theo quy định".

Bộ GTVT khẳng định thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ, phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn.

Trước đó, TP Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 35, cho phép TP Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023.

TP Hà Nội cam kết đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các vị trí trông giữ này.

Lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, trước khi Thông tư 35 có hiệu lực, Hà Nội có 4 điểm trông giữ xe dưới gầm cầu đã được thành phố cấp phép gồm: Vĩnh Tuy, phía bên ngoài đê; Gầm cầu Chương Dương được tận dụng để trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Điểm thứ ba tại gầm cầu vượt Ngã tư Vọng do UBND quận Đống Đa và Bệnh viện Bạch Mai đề nghị cho trông giữ phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

Cuối cùng là điểm trông giữ tại gầm cầu vượt Mai Dịch, phục vụ lưu giữ xe vi phạm do các lực lượng chức năng xử phạt. Đến nay, theo tinh thần của Thông tư, 4 điểm này không được phép trông giữ. Nhu cầu của người dân quá lớn, việc tổ chức khai thác các điểm nêu trên đã ổn định, an toàn trong nhiều năm qua.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Bộ GTVT bác đề xuất trông xe dưới gầm cầu của Hà Nội?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới