Thứ tư, 15/05/2024 12:16 (GMT+7)

Độc đáo Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang tại Bắc Giang

Trần Ngọc Sơn -  Thứ ba, 18/10/2022 17:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau hơn 10 năm đầu tư công sức, thời gian sưu tầm, khám phá, ngày 13/9/2022, ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn Thạch Bàn khai trương Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái tại thôn Nam Lễ, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang).

tm-img-alt
Du khách tham quan chụp ảnh lưu niệm tại cổng chính Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang. 

Buổi sáng đầu mùa đông, trung tuần tháng 10, chúng tôi có dịp về thăm Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang ở thôn Nam Lễ, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Cách trung tâm TP Bắc Giang khoảng 11 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm hành chính huyện Lạng Giang khoảng 2,5 km về phía Đông Nam.

Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang là bảo tàng tư nhân đầu tiên của tỉnh Bắc Giang, là Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái duy nhất tại Việt Nam do vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thế Cường, sinh năm 1947 -Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn Thạch Bàn - Giám đốc Bảo tàng cùng bà Nguyễn Thị Hà Châu, sinh năm 1949 đồng sáng lập.

Ngày 23/8/2022, Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép số 01/QĐ-SVHTTDL Quyết định về việc cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang. 

tm-img-alt
Du khách tham quan tản bộ dưới bóng mát vườn cây sinh thái trong khuôn viên bảo tàng. 
tm-img-alt
Bà Nguyễn Thị Hà Châu (vợ ông Nguyễn Thế Cường) giới thiệu về Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang với các cộng sự, khách mời và du khách tới tham quan bảo tàng ngày 15/10/2022.

Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang nằm trong trang trại sinh thái rộng 6,0 ha. Khu vườn sinh thái được chủ nhân Nguyễn Thế Cường bố trí xây dựng 2 khu nhà riêng biệt. Khu 1, là một ngôi nhà 2 tầng có tổng diện tích 1000 m2, sức chứa khoảng 250 người. Không gian được bố trí thiết kế gồm: Phòng khách, văn phòng, phòng hội thảo, hội nghị, thư viện, phòng chiếu phim, phòng ăn. 

Ông Nguyễn Thế Cường - Giám đốc Bảo tàng giới thiệu trước du khách về sự ra đời của bảo tàng Gạch ngói và Sinh Thái Thạch Môn Trang. 

Khu 2 là Bảo tàng được bố trí tại ngôi nhà sàn 2 tầng, kiểu dáng truyền thống của dân tộc Tày với tổng diện tích 300 m2. Chủ nhân của bảo tàng thai nghén, đầu tư, công sức, thời gian sưu tầm, khám phá hàng chục năm trời.

Tích lũy học hỏi, kinh nghiệm, kiến thức qua những chuyến tham quan, công tác từ nhiều bảo tàng trong và ngoài nước, trong đó có bảo tàng gạch ngói ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Đức... 

Cùng với sự đóng góp của 12 người Tổ tư vấn; các nhà khảo cổ học; nhà văn; nhà thơ; họa sĩ; đồng nghiệp và bạn bè, cộng sự tâm huyết sưu tầm các loại mẫu vật gạch ngói; Bảo tàng tỉnh Bắc Giang; Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bắc Giang. Bảo tàng ra đời khai trương trưng bày 275 mẫu vật với 467 hiện vật có giá trị từ khắp các vùng miền của Việt Nam và một số nước trên thế giới. 

Bà Nguyễn Thị Hà Châu giới thiệu biểu tượng mô hình và các tố thành tạo nên sản phẩm gạch ngói.

Tầng 1: Bảo tàng trưng bày mẫu vật, hiện vật và hình ảnh giới thiệu kể về các hiện vật, mẫu vật gạch ngói cổ được hình thành ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và gạch ngói của một số nước thế giới. Với phong cách trưng bày được sắp xếp khoa học theo lối kể chuyện nhằm cuốn hút người xem tò mò, khám phá tìm hiểu về hình thành, phát triển của vật liệu xây dựng gạch ngói ở VN và một số nước trên thế giới trong quá trình từ thời sơ khai tiến hóa đến hiện đại. 

tm-img-alt
Ông Nguyễn Thế Cường giới thiệu các hiện vật, sản phẩm gạch ngói qua các thời kỳ tại bảo tàng phục vụ du khách. 
tm-img-alt
Chị Phùng Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang (đầu tiên bên phải) nghiên cứu mẫu viên gạch Hán, là  loại vật liệu xây dựng Hoàng Thành Thăng Long niên đại khoảng thế kỷ thứ I - III  do Nhà sử học Dương Trung Quốc tặng bảo tàng. 

Tầng 2: Bảo tàng trưng bày mẫu vật, hiện vật, hình ảnh về sự hình thành và phát triển của Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn từ năm 1959 đến nay. Từ một công trường gạch thủ công, đến nay tập đoàn Thạch Bàn đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Tập đoàn Thạch Bàn đã xây dựng nên những nhà máy gạch Tuynenl và Granite đầu tiên ở Việt Nam. Sản phẩm của gạch, ngói Thạch Bàn có mặt đóng góp xây dựng nhiều công trình kiến trúc văn, di tích lịch sử lớn, nổi tiếng ở Việt Nam như: Khu du lịch Tràng An và Chùa Tam Trúc (Ninh Bình).

tm-img-alt
Chị Hoàng Thị Hiệu, xã Bình Phúc (đầu tiên từ phải sang trái) và chị Hoàng Thị Dịch, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) xem mẫu ngói cổ tại bảo tàng.
tm-img-alt
Chị Trần Việt Trinh ở xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam (Bắc Giang) chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng. 

Trải nghiệm khám phá không gian bảo tàng, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những mẫu vật được ông Cường và người thân, bạn bè sưu tầm vật liệu gạch ngói từ các công trình kiến trúc cổ được, khai quật hoặc các vật liệu dùng sửa chữa, trùng tu công trình, di tích của các địa phương trong cả nước.

Nhiều viên gạch ngói được xác định có niên đại từ thế kỷ thứ III, tương đương thời nhà Hán của Trung Quốc, từ vài trăm năm đến trên một nghìn năm tuổi ở thời Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, có hình dáng, họa tiết hoa văn độc đáo; các hiện vật như ngói âm dương của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở phía Bắc Việt Nam; gạch ngói âm dương ở thành nhà Mạc (Lạng Sơn); dinh thự  Vua Mèo họ Vương ở huyện Đồng Văn (Hà Giang); gạch ngói cổ ở thời phát Diệm (Ninh Bình); Tháp Chàm (Ninh Thuận); Hội An (Quảng Nam); mẫu vật gạch ngói thời Pháp ở 3 miền  Bắc - Trung - Nam của Việt Nam;  mẫu gạch xây ở chùa Cao, xã Khám Lạng (Lục Nam) thế kỷ XIII-XIV; gạch chữ T, ngói úp nóc, gạch ngựa bay thế kỷ XVII tại di tích nghè Hang Xanh, xã Tiền Phong (Yên Dũng); gạch trang trí sưu tầm tại Nam Định thế kỷ XIII; ngói cổ của Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra còn có sa bàn mô hình sản xuất gạch tuynel; một số dụng cụ sản xuất gạch thủ công xưa, gạch ốp lát của các nước Đông Nam Á và thế giới.

tm-img-alt
Tác giả bài viết chụp ảnh lưu niệm cùng chủ nhân Giám đốc bảo tàng Gạch ngói ông Nguyễn Thế Cường. 
tm-img-alt
Bà Nguyễn Thị Hà Châu giới thiệu cho du khách trụ gạch nghệ thuật và cây Thị cổ có tuổi đời khoảng 100 năm tuổi. 

Với năng khiếu đam mê văn chương, trong không gian bảo tàng còn giới thiệu một số bài thơ do bà Nguyễn Thị Hà Châu sáng tác, một số bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc. Được biết, ông Nguyễn Thế Cường và bà Nguyễn Thị Hà Châu cùng là sinh viên lớp Hóa Silicat - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, khóa 11 (1966 - 1971) quen biết nhau và trải qua những năm tháng của giảng đường Đại học ông bà đã nên duyên vợ chồng.

Cậu con trai của gia đình ông bà, anh Nguyễn Trọng Kiên đã chọn theo nghiệp bố mẹ vào học khoa Hóa Silicat, ngành học và ngôi trường mà chính bố mẹ anh theo học và trưởng thành. Hiện nay, anh Kiên đang công tác và làm việc tại Công ty CP tập đoàn Thạch Bàn.

Quá trình trên 50 năm hoạt động, cống hiến, gắn bó với nghề sản xuất gạch ngói xây dựng, ông Nguyễn Thế Cường cùng Tập đoàn Thạch Bàn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, khen, tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Được biết, ngoài đam mê sưu tầm gạch ngói cổ, ông Cường đam mê sưu tầm chơi nhiều loài cây cảnh có giá trị. Ông được Ban chấp hành Trung ương Hội sinh vật cảnh Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam năm 2014 và chủ nhà vườn sinh vật cảnh tiêu biểu năm 2018.  

tm-img-alt
Bằng công nhận ông Nguyễn Thế Cường nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam và chủ nhà vườn sinh vật cảnh tiêu biểu năm 2018. 

Tới thăm Thạch Môn Trang, du khách có thể hòa mình vào khu vườn sinh thái tham quan 12 vườn cây với hàng nghìn loài cây xanh các loại. Trong đó có 4 vườn cây cảnh như: Cây cảnh nghệ thuật bonsai, cây quý hiếm, cây di sản, cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Đặc biệt có 9 cây được công nhận là cây di sản quốc gia nằm trong danh sách 100 cây cảnh kiệt tác của Việt Nam như: Cây tùng hương, tùng la hán 1, tùng la hán 2, nguyệt quế 1, nguyệt quế 2, nguyệt quế 3, cần thăng, ổi đào, lộc vừng. Khu vườn sinh thái được bố trí chia thành các khu vực trồng, chăm sóc, cắt tỉa công phu, tỉ mỉ với hàng trăm loài cây cảnh, cây thế, cây cổ thụ khác nhau. Vườn cây ăn quả được trồng nhiều loài như: Ổi, bưởi, mắc ca, thanh long, nhãn, vải; chuối, sung, bơ...., vườn hoa trồng các loài hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền....

Khu vườn sinh thái được chủ nhân xây dựng 1 biểu tượng ống khói lò gạch cao 6,3 m. 02 trụ đá tự nhiên tượng trương cho biểu tượng sinh tồn nam và nữ nằm trên gò đồi cỏ nằm đối diện cổng chính của bảo tàng. 15 con đường được lát bằng 15 mẫu gạch Thạch Bàn có mẫu mã, họa tiết hoa văn khác nhau tại được lát trong khuôn viên sinh thái cùng 8 trụ gạch nghệ thuật, tạo hình khối, điểm nhấn giữa không gian xanh mát như lạc vào khu vườn thượng uyển chốn thiên đường. Du khách được thỏa thích tản bộ, dạo mát dưới bóng cây xanh, Chek- in ghi lại khoảnh khắc dưới ánh nắng buổi sớm ấm áp của mùa Đông đầy thơ mộng và lãng mạn. 

tm-img-alt
Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang ghi lại kỷ niệm bên cây cảnh đại thụ. 
tm-img-alt
Hoàng Thị Dịch ở xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) lưu lại kỷ niệm bên cây Liễu thơ mộng cạnh bờ ao. 

“Khai trương bảo tàng này, là sự tri ân của tôi với nghề, với đời, sau hơn 50 năm gắn bó với nghề sản xuất gạch ngói đến nay. Tôi luôn mong muốn để lại cho con cháu và mọi người hiểu hơn về giá trị lịch sử, phát triển của nghệ thuật gạch ngói ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và một số sản phẩm gạch ngói được sưu tầm từ một số nước trên thế giới ”, ông Nguyễn Thế Cường, 75 tuổi - Giám đốc Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang chia sẻ. 

Qua trò chuyện, gia đình ông Cường mong muốn trong tương lai Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang sẽ là điểm tham quan du lịch sinh thái của du khách khi đến Bắc Giang; tìm hiểu của các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia, sinh viên thực tập; là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo về văn hóa, di sản; gặp gỡ giao lưu, sáng tác nghệ thuật thơ, ca, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh của các văn nghệ sĩ và trở thành điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang./.

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo Bảo tàng Gạch ngói và sinh thái Thạch Môn Trang tại Bắc Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Tháng 5
Tháng 5 dịu dàng như nắng////Ngẩn ngơ chạm ngõ đầu mùa////Tháng 5 Phượng về máu ứa///Chờ em cỏ biếc hóa gày.
Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian

Tin mới

Quảng Ngãi: Đào tạo về năng suất xanh
Sáng 15/5, Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng tổ chức khóa đào tạo với chủ đề “Nhận thức chung về năng suất xanh (NSX) - Giải pháp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.