Thứ bảy, 20/04/2024 16:35 (GMT+7)

Độc đáo những bức tranh vẽ trên lá

MTĐT -  Thứ năm, 07/04/2022 10:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với biệt tài vẽ tranh trên xương lá bồ đề, chị Dương Hương Nhiên (33 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đã tạo nên những tác phẩm thủ công độc đáo và khác biệt.

Định mệnh với chiếc xương lá bồ đề

Lá bồ đề trong dân gian luôn gắn liền với hình ảnh từ bi thánh thiện, nói tới lá bồ đề, người ta luôn nghĩ đến ý nghĩa, nét đẹp riêng.Tại Việt Nam, tranh dân gian vẽ trên chất liệu tre, vải vốn đã rất khó, thì việc đưa hội họa trên lá bồ đề khó gấp bội lần.Thế nhưng, với biệt tài vẽ tranh trên xương lá bồ đề, chị Dương Hương Nhiên (33 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đã tạo nên những tác phẩm thủ công độc đáo và khác biệt.

tm-img-alt
Họa sĩ trẻ Hương Nhiên đến với hội họa như sự sắp đặt của định mệnh.

Ý tưởng vẽ tranh trên lá đến với chị rất tình cờ.Cách đây hơn 3 năm, chị được người bạn gửi tặng xương lá bồ đề làm trang trí hộp quà. Trông chiếc lá đơn điệu, chị Nhiên nảy ra ý định sáng tạo dấu ấn cá nhân lên đó. Sau khi tìm hiểu, chị nhận ra niềm đam mê và thú vị khi vẽ tranh dân gian lên xương lá.

tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)
tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

Cây bồ đề vốn có đặc tính dễ trồng, nên lá dùng vẽ tranh đa phần chị lấy từ cây mà chị tự chăm sóc.Đối với những bức tranh cần phải có lá khổ lớn hơn, chị Nhiên nhờ bạn chọn ra những chiếc lá bồ đề tươi già ở chùa Bái Đính, Ninh Bình rồi gửi vào.Khi có lá tươi, chị đem ngâm nước cho đến khi lá rã phần diệp lục.Sau đó lấy bàn chải nhỏ tỉ mẩn tách phần thịt lá ra khỏi xương lá hoàn toàn rồi phơi khô. Xương lá phơi khô có thể giữ nguyên bản hoặc nhuộm màu tùy thích, dùng để decor, làm quà tặng, hay trang trí trong nhà... Theo kinh nghiệm của chị Nhiên, nên chọn lá già để đường gân được rõ và dẻo dai hơn.

Xương lá là chất liệu đặc thù với muôn vàn mắt lá rỗng, những đường gân gồ ghề. Vì thế, vẽ lên xương lá sẽ hoàn toàn khác biệt với việc thể hiện trên các mặt phẳng như giấy, gỗ, vải hay sỏi... Cần thật sự tập trung và tốn kha khá lá để làm chủ được cọ vẽ.

tm-img-alt
Những nét chấm phá khéo léo tạo nên bức tranh trên lá bồ đề.
tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

Khổ lá giới hạn, những đường gân lá mỏng tang, bạn có thể hình dung cách để tạo nên bức tranh xương lá gói gọn trong hai từ: tỉ mỉ và nhẫn nại. Bởi chỉ một sơ sẩy nhỏ, một chấm màu lem hay một đường gân lá rách sẽ hỏng cả tác phẩm.

tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

“Mình dùng xương lá bồ đề làm chất liệu để vẽ tranh. Ban đầu đây thật sự là một thử thách vì gân lá rỗng lại gồ ghề, cũng không xóa đi vẽ lại được nên chỉ cần run tay lem màu là mất cả chiếc lá. Nhưng rồi mình cũng có được thành quả, màu vẽ mình sử dụng màu acrylic”, nhớ lại những ngày đầu tự mày mò, tìm hiểu, chị Nhiên vẫn đong đầy cảm xúc như thế.

Nhưng, chị Nhiên chưa bao giờ nghĩ rằng đây sẽ là cái nghề để mình mưu sinh. Với nữ họa sĩ trẻ, đây chính là đam mê, niềm vui khi được ngày ngày cầm cọ vẽ, thực hiện những nét chấm phá, pha màu đậm nhạt lên lá bồ đề đã là niềm hạnh phúc.

tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

Cầm trên tay một chiếc xương lá thật, tay sờ vào từng đường gân, mạch lá, nhìn rõ từng mắt lá li ti, mới thấy tự nhiên tinh tế và kì diệu biết bao. Bức vẽ với những đường nét duyên dáng và thanh thoát, phô bật nét nguyên sơ trong trẻo của từng đường gân thiên nhiên, khác biệt so với bất kì bức tranh nào khác mà bạn có.

tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

Trong quá trình vẽ tranh trên xương lá, chị Nhiên nhận được nhiều câu hỏi như tranh xương lá có bền không, có bị bay màu theo thời gian hay không? Câu trả lời là với tranh vẽ trên xương lá, đóng khung cách ẩm tốt sẽ bảo quản được lâu bền và không bay màu theo thời gian nên có thể trưng mãi. Thêm nữa, xương lá nhìn mỏng manh nhưng có độ dẻo dai nhất định nên ngay cả khi không đóng khung, chỉ cần bạn cẩn thận nâng niu bảo quản thì vẫn giữ được lâu.

tm-img-alt
Chị Hương Nhiên mong muốn dòng tranh lá bồ đề của mình một ngày nào đó sẽ vươn ra thế giới. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Với cách bảo quản độc đáo, đóng khung cách ẩm thì những chiếc lá mỏng tang như cánh chuồn vẫn có thể tồn tại theo tháng năm mà không lo mục ruỗng. Chị còn tạo ra những chiếc khung đèn thủ công theo dáng lá. “Vẽ đã lâu, làm khung còn lâu hơn, tuy nhiên thành quả thật sự xứng đáng. Mình ưng ý nhất là hiệu ứng phát sáng rực rỡ của những bức vẽ có mặt trăng khi lên đèn”, chị Nhiên cho biết.

tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

Vốn yêu thích tranh dân gian, chị luôn mong muốn mang lại sự mới mẻ, độc đáo khi thể hiện lại trên xương lá.Bởi vậy, để làm nổi bật sự tuyệt diệu của tranh, nữ họa sĩ còn đóng tranh trong những chiếc hộp đèn 3D vô cùng tỉ mỉ mà không nề hà khi phải tốn gấp đôi thời gian với khung tranh thông thường.Tùy vào độ cầu kỳ của sản phẩm, mỗi bức tranh vẽ trên xương lá bồ đề có giá bán dao động từ 500.000 đến hơn 1 triệu đồng.

Nét vẽ “xuất thần” đưa Ngũ Hổ vào xương lá bồ đề

Đối tượng trong tranh của chị Hương Nhiên cũng rất đa dạng, từ vẽ cá chép vượt vũ môn, tranh chân dung theo yêu cầu, tranh phong cảnh, ẩm thực, tranh Hàng Trống... Năm Dần nói chuyện hổ, năm nay chị nhận được nhiều đơn đặt hàng về tranh Ngũ Hổ.

Ngũ Hổ là bức tranh nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống. Một bức tranh Ngũ Hổ có kích thước 71x 60cm x 60cm nhưng khi tái hiện qua những chiếc lá bồ đề, chị Hương Nhiên đã thu nhỏ bức tranh dân gian này với khổ 15-17cm. Mỗi bức tranh tùy thuộc vào độ khó mà thời gian hoàn thiện khác nhau. Như bức Ngũ Hổ chị Nhiên cần 2-3 ngày mới hoàn thiện vì có độ phức tạp rất cao.

tm-img-alt
(Ảnh: Tuổi trẻ)

“Tranh Ngũ Hổ khi vẽ trên lá bồ đề với kích cỡ chỉ khoảng gấp rưỡi lòng bàn tay mà vẫn phải thể hiện đầy đủ chi tiết dù là nhỏ nhất chính là thử thách mà tôi phải vượt qua.Với khổ lá giới hạn, việc sắp xếp bố cục sao cho hợp lý thật sự cũng là một điều rất thú vị”, chị tâm sự.

Cầm trên tay bức tranh Ngũ Hổ bằng chất liệu đặc biệt, người xem vẫn nhận thấy được bố cục cân đối trên mặt lá, màu sắc rực sáng, hội đủ 5 màu ngũ hành. Từ vẻ mặt, chòm râu, ánh mắt, khí thế toát lên sự mãnh liệt của 5 “ông” hổ. “Ông” hổ vàng ngồi uy nghi ở giữa, xung quanh là 4 “ông” hổ khác với màu đen, đỏ, xanh, trắng. “Ông” thì ngồi, “ông” đứng, “ông” thì cưỡi mây lướt gió... tất cả toát lên sự đường bệ, oai phong của loài mãnh chúa sơn lâm.

tm-img-alt
Tranh ngũ hổ trên lá bồ đề.

Với mong muốn gìn giữ bản sắc Việt, qua bức tranh Ngũ Hổ trên xương lá bồ đề, chị Nhiên mong muốn các sản phẩm của mình sẽ có cơ hội theo những vị khách đến với cộng đồng quốc tế. “Nhắc tới lá bồ đề, nhiều người thường nghĩ ngay đến Ấn Độ. Đó cũng là một trong những lý do mà Nhiên muốn những tác phẩm của mình được đưa ra thế giới, để họ biết rằng, Việt Nam mình cũng có lá bồ đề và thậm chí xương lá bồ đề còn dùng để vẽ nên những bức tranh dân gian độc đáo, đẹp và ý nghĩa”, chị bộc bạch.

Trong mỗi bức tranh được những người khách Việt kiều mua để tặng bạn bè, chị Nhiên luôn đính kèm một bức thư được thiết kế từ lá bồ đề, trên đó là nét chữ duyên dáng gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt nhưng câu từ ngay dòng đầu đã là khẳng định “chủ quyền”: “Bạn đang cầm trên tay bức tranh vẽ tay trên xương lá tự nhiên, một sản phẩm thủ công từ Việt Nam”.

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo những bức tranh vẽ trên lá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

PV(T/h)

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Vô thường
Không người ạ! Muộn phiền chi cho tội////Để nhìn đời nặng trĩu những ưu tư///Hạnh phúc ư? Sum họp hay giã từ///Ai cũng trải - như trời mưa rồi nắng!
Bài thơ: Rét...
Đêm về mưa vẫn đang rơi////Lạnh lùng băng giá ở nơi không nhà...
Bài thơ: Phở Hà Thành
Chỉ là tô Phở bình dân////Mà sao ăn mãi bao lần vẫn mê?///Chả riêng người phố hay quê///Cho em đủ nhớ muốn về cùng anh...

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ