Thứ ba, 19/03/2024 14:28 (GMT+7)

Đặng Xá (Gia Lâm): Nuôi giun để xử lý chất thải, cải tạo môi trường

Quỳnh Hoa - Nguyễn Hạnh -  Thứ năm, 27/06/2019 09:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nuôi giun quế để xử lý chất thải chăn nuôi, rác thải hữu cơ, cải tạo môi trường của Hợp tác xã Làng Gióng, là phương án được UBND xã Đặng Xá, Gia Lâm phối hợp với các ban nghành liên quan thực hiện.

Hợp tác xã làng Gióng được thành lập tháng 11/2016, địa chỉ tại thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Phương án "Nuôi giun để xử lý chất thải chăn nuôi, rác thải hữu cơ, cải tạo môi trường" ra đời trước thực trạng môi trường tại địa phương ngày càng ô nhiễm trầm trọng do việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu trong khu dân cư (khoảng 90%) cùng với tình trạng các phụ phẩm nông nghiệp chưa được xử lý của các hộ sản xuất nông nghiệp trong xã gây mùi hôi thối khắp nơi trong không khí, trong nguồn nước ngầm, nước mặt và cả đất trồng đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe người dân.

Hiện tại, hợp tác xã có hai khu vực nuôi giun quế (một khu vực nuôi tự nhiên và một khu vực nuôi giun trong nhà lạnh áp dụng công nghệ cao)

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, HTX Làng Gióng đã tiến hành thu gom, xử lý hàng ngày tại các hộ chăn nuôi với khoảng 6 tấn phân trên ngày (khoảng 80% lượng phân thải), 1 tấn rác, rơm, phụ phẩm nông nghiệp và 0,5 tấn cỏ dư thừa từ nuôi bò. Tổng cộng đã xử lý được 5.000 tấn phân và rác thải hữu cơ.

Sau khi phân và rác được thu gom, hợp tác xã đã tiến hành xử lý bằng các chất vi sinh sau đó đưa vào làm thức ăn cho giun quế. Hiện tại, hợp tác xã có hai khu vực nuôi giun quế (một khu vực nuôi tự nhiên và một khu vực nuôi giun trong nhà lạnh áp dụng công nghệ cao).

Việc nuôi giun quế đã góp phần chế phẩm lên các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến nền sản xuất nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn, bền vững”.

Phương án nuôi giun quế đã góp phần: Giảm ô nhiễm không khí trong từng hộ chăn nuôi và toàn khu vực. Giảm ô nhiễm nguồn nước, có thể nuôi trồng thủy sản; Làm sạch nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt của người dân. Giảm ô nhiễm đất, tái tạo đất sạch cho sản xuất nông nghiệp. Giải pháp biến chất có HẠI thành các chất có LỢI, bổ sung nguồn đạm tự nhiên vô cùng quý báu giúp vật nuôi, cây trồng sinh trưởng tốt, phòng chống dịch bệnh, cải tạo môi trường đất, tạo ra các sản phẩm: Phân giun; Bột giun nguyên chất; Dịch giun tinh chất.

Việc nuôi giun quế đã góp phần chế phẩm lên các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến nền sản xuất nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn, bền vững”. Giải pháp này không những cho chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn nông sản sạch, an toàn mà còn điều hòa dinh dưỡng trong đất, giảm ô nhiễm môi trường…

Hy vọng sẽ có nhiều mô hình cũng như phương án tương tự như vậy được ra đời để tạo nên một môi trường sống lành mạnh và bền vững hơn.

Bạn đang đọc bài viết Đặng Xá (Gia Lâm): Nuôi giun để xử lý chất thải, cải tạo môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
Đặc sắc rừng dó trầm tại Hương Khê, Hà Tĩnh
Cây dó trầm mọc nhiều ở miền núi Hương Khê, nhưng người dân địa phương chỉ nhận ra giá trị của chúng sau khi nhóm người ngoại tỉnh đến mua. Điều này đã khơi dậy sự quan tâm về bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên.

Tin mới