Thứ bảy, 27/04/2024 02:36 (GMT+7)

Những bức tranh ‘biết nói’ về sự hủy diệt thiên nhiên

MTĐT -  Thứ năm, 06/06/2019 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những bức tranh ‘biết nói’ về sự hủy diệt của con người đối với thiên nhiên, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn nhân loại

Dưới sự tác động của con người, thiên nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng. Hàng năm, thời tiết thay đổi thất thường, đây chính là dấu hiệu để cảnh tỉnh con người: nếu không dừng lại, chúng ta sẽ tự hủy hoại đi môi trường sống của bản thân và cả thế hệ mai sau.
Các hiệp hội vì môi trường trên thế giới hằng năm tổ chức nhiều hội nghị, nhằm có một giải pháp “cứu” Trái Đất đang trên đà xuống cấp trầm trọng.

Mới đây, tại hội nghị về đa dạng sinh học lần thứ 7 nhóm chuyên gia LHQ về nền tảng chính sách và khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (IPBES) nêu ra một báo cáo về nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học, hội nghị được diễn ra tại Paris (Pháp) diễn ra trong 6 ngày từ 30/4 đến 1/5.

Sau 3 năm làm việc và đánh giá, nhóm IPBES có sự tham gia của hơn 150 nhà nghiên cứu từ khoảng 50 quốc gia cùng các đóng góp của 250 chuyên gia đến từ các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tế - xã hội , cho biết hiện có 500.000 đến 1 triệu trong tổng số 8 triệu giống loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong.

Hiện tại, khoảng 1/4 trong số 100.000 giống loại được nghiên cứu đang trên đường diệt vong do áp lực của việc mở rộng sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, săn bắt, khai thác tài nguyên cạn kiệt, các hoạt động gây ô nhiễm nói chung…

Báo cáo cũng đặc biệt nhấn mạnh đến một số nguyên nhân cùng lúc gây ra 2 mối đe dọa đối với nhân loại, gồm khí hậu bị hâm nóng và các hệ sinh thái bị hủy diệt từ việc phá rừng làm nông nghiệp cùng với các phương thức canh tác nông nghiệp gây nên hiệu ứng nhà kính, tổn hại trực tiếp đến các hệ sinh thái.

Tổ chức từ thiện động vật hoang dã WWF đã ký thư ngỏ Call4Nature của gần 600 chuyên gia bảo tồn, phát hành trùng với báo cáo của IPBES, kêu gọi mọi người chung tay cứu lấy Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trong và trên đà diệt vong.
Và dưới đây là những bức tranh biết nói được các thành viên nhóm WWF chụp lại để con người nhận thấy được sự thay đổi của môi trường hiện nay, nếu không sớm nhận thức chúng ta sẽ hủy hoại nguồn sống của chính bản thân và thế hệ mai sau.

Phá rừng
Rừng được coi là lá phổi xanh của con người, là lá chắn khi có lũ quét hay sạt lỡ đất. Nhưng việc ngăn chặn các “lâm tặc” chưa bao giờ là dễ dàng, hành động ngày càng tinh vi khiến các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn.
Jack Jack Harries, nhà hoạt động sản xuất phim và đại sứ WWF phát biểu: “Mỗi năm, hàng triệu héc-ta rừng mưa nhiệt đới nguyên sơ bị mất đi để phục vụ cho việc nuôi bò, làm đậu nành, lấy gỗ và dầu cọ. Những khu rừng là nơi lưu trữ một số lượng lớn carbon và là nhà của nhiều loài động vật hoang dã. Việc bảo vệ rừng vô cùng quan trọng để ngăn chặn biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt”.


Les Chris Ratcliffe, chủ nhân của bức ảnh trên đã chia sẻ: "Tôi đã có những cảm xúc lẫn lộn khi chụp bức ảnh này. Tôi cảm thấy buồn bã khi nhìn thấy những con voi trong môi trường không còn dành cho chúng nữa. Tôi đang nhìn thấy những mối đe dọa mà chúng phải đối mặt đồng thời cũng cảm nhận được khả năng thích nghi của chúng khi môi trường thay đổi".

Đánh bắt quá mức

Việc đánh bắt vô tội vạ của con người khiến nguồn lợi tưởng như vô tận của đại dương cũng dần vơi kiệt. Lênh đênh theo một con thuyền ra khơi gần 1 tháng trời, nhiếp ảnh gia Antonio Busiello – chủ nhân bức ảnh trên đây cảm thấy xót xa:
“Tôi đã dành một tháng ở trên chiếc thuyền đánh cá và từ những gì tôi nhìn thấy, tất cả các quy định của ICCAT (Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương) đã được tôn trọng. Ngư dân đã nói chuyện với tôi rằng, họ nhận thức được việc cần bảo vệ cá ngừ vây xanh khỏi việc đánh bắt quá mức, để họ tiếp tục được tồn tại, nếu không họ sẽ không còn gì cả”, vì nguồn lợi trước mắt mà con người dửng dưng trước tất cả.
“Chúng ta đang đánh bắt quá mức các đại dương với tốc độ đáng báo động và bóp nghẹt mọi thứ bằng nhựa và các chất ô nhiễm khác. Nếu chúng ta muốn những vùng biển sẽ tiếp tục cung cấp thức ăn cho chúng ta, chúng ta cần phải ngăn chặn việc khai thác quá mức này, bảo vệ môi trường biển và phát triển việc đánh bắt cá bền vững”, lời chia sẻ của Cam Hugh Fearnley-Whmitstall, đầu bếp và phó chủ tịch của Fauna and Flora International.

Buôn bán động vật hoang dã
Nhiều động vật được liệt kê vào danh sách đỏ, có khi là bị tuyệt chủng, mặc dù nhiều thế kỷ trước rất đa dạng và phong phú. Nhưng có vẻ như, cái gì càng quý hiếm thì lại càng kích thích sự tò mò của con người. Hành động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã đấy là tội ác cần phải xử lý nghiêm hơn nữa.


“Một người đàn ông trong bức ảnh tình nguyện dành cả đời của mình để đảm bảo sự phục hồi cho con tê tê sau khi nó may mắn được giải cứu từ những kẻ săn trộm. Những gì chúng ta làm với các loài động vật, chúng sẽ hồi đáp lại như thế. Tương lai của nhân loại và thiên nhiên cần được hòa quyện vào nhau mãi mãi”, Adrian Stern – chủ nhân của bức ảnh chia sẻ cảm xúc.
“Thế giới phải tỉnh mộng với thực tế ám ảnh rằng những con tê tê đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Đáng buồn thay, bản năng tự vệ của tê tê lại là món hời cho những kẻ buôn bán trái phép. Khi tê tê bị đe dọa, chúng sẽ lăn tròn như một trái bóng để thoái khỏi những kẻ săn mồi trong tự nhiên nhưng lại tạo cơ hội cho phép những bọn tội phạm vận chuyển chúng dễ dàng hơn.
Để cứu những sinh vật này, chúng ta cần phải truyền bá và thúc đẩy nhằm ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp”, Paul Paul De Ornellas - trưởng cố vấn về động vật hoang dã tại WWF phát biểu suy nghĩ về tình trạng buôn bán động vật hoang dã hiện nay.

Ô nhiễm nhựa
Chất thải bằng nhựa khó phân hủy, lâu ngày hòa lẫn trong lòng đất, là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm nguồn nước ngầm, con người đang tự “chôn vùi” cuộc sống của mình cũng như nhiều loài động vật khác.
Đến thăm một hòn đảo ở xứ Wales, nhiếp ảnh gia Sam Hobson không khỏi bàng hoàng “Đảo Grassholm ở Wales, Vương quốc Anh, là thiên đường của loài chim ó biển. Nhưng trong thời gian gần đây, hòn đảo này lại trở thành địa ngục sống của loài ó biển. Tôi đã đến thăm hòn đảo với một đội cứu hộ, những người đến đây hàng năm để giải cứu những con chim bị mắc kẹt bởi các sợi dây, những mảnh rác bằng nhựa”.


“Thiên nhiên là hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta và nếu không có nó, cuộc sống của chúng ta trên trái đất này sẽ không thể tưởng tượng nổi.
Chúng ta phải dừng ngay việc nhìn thế giới tự nhiên là một thứ gì đó để khai thác triệt để và coi đó là một điều hiển nhiên.
Thiên nhiên quan trọng với tôi và nó quan trọng cả với bạn. Chúng ta cần ngừng phá hủy hành tinh quý giá của chúng ta”, chia sẻ của Chris Chris Packham - người dẫn chương trình truyền hình , nhà tự nhiên học và người sáng lập Wild Justice.

Băng tan hai cực
Môi trường ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính thay đổi, Trái Đất nóng lên dẫn đến hiện tượng băng tan ở hai cực. Thiên nhiên đang chịu sức ép khủng khiếp do con người tạo ra.

“Tôi đã bắt được khoảnh khắc mà tôi cần trong một cuộc thám hiểm tới quần đảo Svalbard, Na Uy. Đó là hình ảnh những thác nước từ những tảng băng khổng lồ đang ào ào đổ ra biển trong mùa hè ở Bắc Cực. Không chỉ có một hay hai thác nước mà có rất nhiều. Đây là thực tế không một ai mong đợi”, Andy Rouse - nhiếp ảnh gia.
“Bắc Cực đang ở trong tình trạng hỗn loạn, nó đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc những con hải mã, gấu Bắc Cực và con người có thể sớm phải đối mặt với một đại dương Bắc Cực không có băng trong mùa hè, trừ khi chúng ta có hành động khẩn cấp ngay bây giờ. Thiên nhiên đang kêu cứu mọi nơi trên hành tinh và đến lúc chúng ta cần lắng nghe trước khi chúng ta mất đi những gì quý giá nhất”, Rod Downie - cố vấn tại WWF.

Hệ sinh thái nước ngọt bị ô nhiễm
“Quần thể cá heo nước ngọt ở châu Á đang giảm mạnh do các hoạt động của con người như xây đập, đánh cá và ô nhiễm. Chúng tôi không thể cho phép điều đó xảy ra được nữa. Chúng ta cần hành động nhanh chóng để cứu loài cá này và giúp chúng tránh khỏi số phận bi kịch của Baiji, loài cá heo nước ngọt đầu tiên bị tuyệt chủng bởi loài người.
Môi trường sống nước ngọt của chúng ta - bao gồm hồ, sông và vùng đất ngập nước - là nơi bị đe dọa nhất trong tất cả các môi trường sống toàn cầu của chúng ta. Chúng ta biết rằng quần thể các loài nước ngọt đã phải chịu sự suy giảm rất lớn kể từ năm 1970 - giảm trung bình 83%. Đó là một con số đáng kinh ngạc và thất vọng. Sông và suối của chúng ta là những động mạch màu xanh của thế giới. Nếu không có hệ sinh thái nước ngọt phát triển mạnh, hành tinh của chúng ta sẽ không tồn tại được”, lời chia sẻ của Dam Dam Fleming - giám đốc bảo tồn tại WWF.


“Năm 2017, WWF Bolivia, Brazil và Colombia đã nỗ lực phối hợp với nhau để nghiên cứu cá heo sông Amazon và tìm cách gắn thẻ chúng, áp dụng công nghệ GPS vệ tinh trong một dự án đột phá để hiểu rõ hơn về tập tính di cư và sức khỏe của chúng.
Hoạt động này rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì. Bức hình chụp lại khoảnh khắc một con cá heo được gắn thẻ thành công. Đó là một khoảnh khắc đáng nhớ và tôi tin rằng hình ảnh này là một lời động viên tích cực cho những người bảo vệ loài cá đang chuẩn bị tuyệt chủng này”, Keith Jaime Rojo – một nhiếp ảnh gia đã chứng kiến và ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này.

Môi trường hoang dã bị thu hẹp

Dân số tăng nhanh, để có môi trường sống con người xâm chiếm “lãnh thổ” vốn thuộc về động vật hoang dã. Các loài động vật phải chạy trốn tìm một chỗ trú ngụ mới, tuy nhiên điều đó chưa bao giờ là dễ dàng vì dấu vết con người đã có mặt ở mọi nơi và chúng đang chịu áp lực từ những kẻ săn trộm đang hoành hành.

“Khi tôi nhìn vào hình ảnh này, tôi không thể không nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một hành tinh đáng kinh ngạc. Tất cả những thứ trong hình ảnh này là kết quả của hàng triệu năm tiến hóa. Nó tiết lộ một thế giới khác, hầu hết mọi người chưa biết đến, một cái gì đó đẹp và lạ hơn bất kỳ bộ phim khoa học viễn tưởng nào. Nó khiến tôi muốn chiến đấu gấp đôi để ngăn chặn sự điên rồ hiện tại của thế giới”, Emueluel Rondeau - nhiếp ảnh gia chia sẻ nỗi lòng về một hành tinh đang bị tàn phá bởi chính con người.

Bảo Hà

Bạn đang đọc bài viết Những bức tranh ‘biết nói’ về sự hủy diệt thiên nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới