Thứ ba, 30/04/2024 12:32 (GMT+7)

Hiệp định hòa bình Israel - Ả rập: Truyền cảm hứng cho hợp tác KH

MTĐT -  Thứ năm, 24/09/2020 14:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện tại, các nhà khoa học Palestine vẫn còn bị hạn chế trong việc đi lại và vật liệu mà họ có thể nhập, nhà vật lý hạt Mario Martone của nhóm hỗ trợ Các nhà khoa học vì Palestine, nói.

Những cơ hội hợp tác nghiên cứu về khám phá không gian, nước, an ninh lương thưc và khảo cổ học mở ra khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain khép lại quãng thời gian lạnh nhạt trong quan hệ với Israel.

Thành lập năm 2019, trường đại học trí tuệ nhân tạo Mohamed bin Zayed tại Abu Dhabi được coi như một mô hình mới cho nghiên cứu và đào tạo về AI. Nguồn: aawsat.com

Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi thành lập nước vào năm 1971, những người dân UAE sẽ có thể làm việc và di chuyển trong phạm vi Israel và tương tự với những người Israel. Trước đây, người ta chỉ có thể thực hiện được điều này trong những điều kiện đặc biệt. Các nhà nghiên cứu sẽ được tự do trao đổi với nhau các vật liệu phục vụ nghiên cứu, bao gồm các mẫu sinh học và thiết bị nghiên cứu. Thỏa thuận bình thường hóa các mối quan hệ ngoại giao, hay còn gọi là Hiệp định Abraham, bao gồm cả quốc gia vùng Vịnh Bahrain, đã được ký tại Nhà Trắng ở Washington DC vào trung tuần tháng 9/2020.

Các chuyên gia trao đổi với Nature là các nhà khoa học UAE có thể thu được lợi ích từ các cơ sở nghiên cứu được đầu tư tốt và các mối quan hệ hợp tác của Israel với những doanh nghiệp công nghệ, ngược lại các nhà khoa học Israel cũng có thể nhận được những “phần thưởng” trong việc kết nối với những nguồn đầu tư không ngừng gia tăng của UAE cho khoa học, sự đa dạng về dân số và cơ sở hạ tầng công nghệ ở những lĩnh vực như khoa học máy tính của đất nước này.

Shai-Lee Spigelman, Giám đốc điều hành Viện KH&CN Israel, đã tham gia phái đoàn Mỹ – Israel đến UAE vào ngày 31/8/2020, vốn bao gồm cả một nhóm công tác về khoa học không gian. “Các cuộc gặp gỡ đó thực sự ấn tượng, thú vị và cởi mở. Tôi cảm thấy cả hai bên đều muốn hợp tác, mong muốn tìm kiếm tìm những cách chung để làm việc cùng nhau”, bà nói.

Khoa học đi trước

Cuộc họp ngày 31/8/2020 bao gồm những thảo luận sớm về hợp tác tiềm năng về vệ tinh và thực nghiệm ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp, cũng như điều phối các chuyến đưa phi hành gia tới Trạm vũ trụ quốc tế ISS, bà nói. “Có vẻ như họ không còn là người mới trong lĩnh vực này, ngay cả khi họ thực sự mới phát triển khoa học không gian. Vì vậy những gì họ có thật ấn tượng”, bà cho biết thêm cảm nhận về UAE, quốc gia mới phóng tàu vũ trụ đến sao Hỏa. Israel có công ty SpaceIi trụ sở ở Tel Aviv đã thiết lập một kế hoạch khám phá Mặt trăng với sự hỗ trợ của chính phủ vào năm 2019, dẫu cho việc hạ cánh không thành công. UAE có một chương trình đưa người vào vũ trụ và là một trong ba quốc gia phóng tàu vũ trụ đến sao Hỏa vào tháng bảy vừa qua.

Các hợp tác trong tương lai cũng dường như tập trung vào trí tuệ nhân tạo và khoa học lượng tử cũng như nông nghiệp, nghiên cứu sa mạc và an ninh nước, Spigelman cho biết. Cả hai quốc gia đều đang thực hiện các nghiên cứu về an ninh mạng, năng lượng và công nghệ khử mặn.

Trước khi có hiệp định này, UAE đã đàm thoại để tham gia cơ sở khoa học hợp tác đầu tiên của vùng, Trung tâm Máy gia tốc cho khoa học thực nghiệm và ứng dụng ở Trung Đông (SESAME), Rolf-Dieter Heuer, chủ tịch hội đồng quản trị SESAME. Israel cũng là một thành viên như Pakistan, Iran và Palestine, nói.

Một nhà nghiên cứu về văn minh cổ đại ở Trung Đông đang làm việc tại UAE và không muốn tiết lộ tên bởi những vấn đề nhạy cảm xung quanh Hiệp định đã cho rằng khảo cổ học có thể có được lợi ích từ Hiệp định này. Việc tẩy chay Israel của UAE trước đây làm việc trao đổi các đồ tạo tác và mẫu vật cho đến nay vẫn còn là vấn đề phức tạp. “Có một số nền văn minh từng tồn tại ở Vùng Vịnh và chuyển thành những lãnh thổ thuộc Israel ngày nay, vì vậy tôi không thực sự biết là những nền văn minh đó đang được nghiên cứu ở đó như thế nào,” bà nói.

Bắt đầu khởi động

Việc hợp tác không bắt đầu từ vạch xuất phát. Các nhà nghiên cứu UAE và Israel từng là đồng tác giả của 248 bài báo khoa học từ năm 2017 đến 2019, theo cơ sở dữ liệu Scopus (bao gồm việc đồng tác giả của những siêu hợp tác như các thực nghiệm tại CERN). Con số này nhỉnh hơn 183 bài báo đồng tác giả của các nhà khoa học Israel và Ai Cập cùng thời kỳ, và 98 bài giữa Israel và Jordan. Các trường đại học UAE chỉ bắt đầu đào tạo tiến sĩ năm 2010, và nhiều học giả ở đây đến từ nhiều quốc gia khác, cũng có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Israel.

Dẫu sao, các doanh nghiệp công nghệ ở UAE – cũng như Qatar và Ả rập Saudi - đã có các mối hợp tác phi chính thức với những đối tác ở Israel để tạo ra các công nghệ quan trọng như bảo vệ cơ sở hạ tầng dầu khí, theo Robert Mogielnicki, một nhà nghiên cứu về kinh tế chính trị tại Viện nghiên cứu các quốc gia Ả Rập tại Washington DC. Cả hai quốc gia đều có những mối liên hệ rất rộng với Trung Quốc, ông cho biết thêm.

Nhưng cho đến giờ, các nhà nghiên cứu đều chờ đợi việc hình thành các kết nối sâu hơn và nhiều hơn giữa hai nước. Không chỉ những người Israel tới mà các viện nghiên cứu UAE đều có thể bắt đầu trao đổi sinh viên, theo Andrea Macciò, một nhà vật lý thiên văn Italia tại trường Đại học Abu Dhabi New York, vốn thường xuyên hợp tác với các đồng nghiệp Israel. Israel là “một trong những quốc gia gần gũi nhất trong vùng này với một chương trình nghiên cứu bền vững”, Macciò nói với hi vọng Hiệp định sẽ dẫn đến các hợp tác ở tầm quốc gia cũng như các chương trình hợp tác đầu tư cho nghiên cứu và các hội nghị khoa học vùng.

Spigelman thì cho rằng hai bên có thể thậm chí ký một thỏa thuận khoa học song phương thông qua một chương trình cấp kinh phí đầu tư chung.

Chỉ trích và lo ngại

Các nhà nghiên cứu đang thảo luận về những lợi ích của những đường liên kết văn hóa giữa các quốc gia lân cận. Một nhà vật lý Israel giấu tên đang nghĩ đến một kỳ nghỉ lễ cùng gia đình ở UAE. “Ngày Hiệp định được loan báo, tôi nghĩ là tại sao lại không thử làm thế?”, ông nói. “Chúng tôi nói đùa với nhau rằng, bên cạnh Mặt trăng thì Hiệp định là bước tiếp theo hoàn toàn mới của hai quốc gia”. Và không như Hiệp định hợp tác với Jordan và Ai Cập, Hiệp định hòa bình này dường như “thực sự ấm áp”, ông nhận xét.

Các học giả Palestine thì có vẻ không thích thú gì lắm Hiệp định này, nhà triết học Sari Nusseibeh, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Al Quds ở Đông Jerusalem, nói. Nhưng ông cũng tin tưởng là thỏa thuận này sẽ thúc đẩy việc Palestine tham gia vào hợp tác nghiên cứu.

Hiện tại, các nhà khoa học Palestine vẫn còn bị hạn chế trong việc đi lại và vật liệu mà họ có thể nhập, nhà vật lý hạt Mario Martone của nhóm hỗ trợ Các nhà khoa học vì Palestine, nói.

Baharoon, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách công ở Dubai cho rằng các nhà nghiên cứu UAE dường như không để chính trị ảnh hưởng đến công việc và quyết định trong cuộc sống, và quan niệm đó có vẻ tốt cho các mối hợp tác nghiên cứu. “Qua một số người mà tôi đã trao đổi, tôi nghĩ họ khâm phục Israel như khâm phục một quốc gia khởi nghiệp, và một quốc gia đã làm được nhiều điều ấn tượng về KH&CN,” ông nói.

Spigelman cũng cho rằng Hiệp định sẽ truyền cảm hứng cho những thỏa thuận tương tự giữa Israel và các quốc gia khác. “Có những quốc gia tiên tiến trong Vùng Vịnh có những trường đại học mạnh và các nguồn tài nguyên KH&CN lớn, chúng tôi đều muốn hợp tác với họ,” bà nói.

Theo Anh Vũ/Nature

Bạn đang đọc bài viết Hiệp định hòa bình Israel - Ả rập: Truyền cảm hứng cho hợp tác KH. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.