Thứ ba, 14/05/2024 17:02 (GMT+7)

Hưng Yên: Làng tái chế rác thải Phan Bôi ngang nhiên hoạt động sau gần 4 năm thu hồi

Thái Minh Châu -  Thứ sáu, 07/04/2023 10:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 23/12/2019, UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 2826/QĐ-UBND về việc thu hồi Bằng công nhận làng nghề tái chế phế liệu Phan Bôi, trên thực tế cho đến nay đã gần 4 năm quyết định có hiệu lực nhưng hiện làng nghề Phan Bôi vẫn hoạt động nhộn nhịp.

Thôn Phan Bôi thuộc phường Dị Sử, (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), có hơn 100 hộ dân sinh sống, hầu hết người dân làm nghề thu mua, tái chế phế liệu rác thải. Trong quá trình tái chế phế liệu, ngoài bụi bẩn phát tán còn phải dùng rất nhiều hóa chất để tẩy rửa, các hóa chất này đã theo nguồn nước thải ra môi trường, ngấm xuống lòng đất và các nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Cũng do đất chật, người đông, hệ thống ao hồ ngày càng bị san lấp thu hẹp do sự phát triển cuả dân số, rác thải các thể loại thu gom về được tẩy rửa, xay nhựa không chỉ bằng nước thông thường, thậm chí là các loại hóa chất như ăc quy, chì, thủy ngân… chảy theo cống rãnh, tràn cả xuống lòng đường của thôn gây ngập, bốc mùi hôi thối, độc hại. Nhiều căn bệnh lạ, gây mẩn ngứa ngoài da và ảnh hưởng tới hệ hô hấp nhiều năm qua cũng đã ngự trị, tiềm ẩn nhiều hệ lụy đối với người dân ở Phan Bôi.

Ngày 6/4/2023, khi chúng tôi có mặt thực tế tại Phan Bôi, vẫn thấy xe tải các loại tập nập ra vào thôn, tập kết phế thải và bốc xếp chuyển đi những kiện phế thải đã được phân loại, đóng gói. Phía trong các cánh cổng nhà dân là sự nhộn nhịp của rất đông lao động địa phương và lao động từ nơi khác đến, theo ước tính hàng ngàn lao động vãng lai vẫn làm việc tại Phan Bôi hàng ngày. Khói bụi, nước bẩn đen đặc, bốc mùi nồng nặc vẫn hiện hữu, người dân vẫn công khai phân loại, thậm chí phế thải các loại vẫn được trải bạt phơi phóng, giặt sấy ngay sát mép đường quốc lộ 5A và các con ngõ trong thôn.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Những hình ảnh Phóng viên ghi nhận tại Thôn Phan Bôi thuộc phường Dị Sử, (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên)

Trao đổi với ông Nguyễn Đức Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã Dị Sử, ông cho biết: “Cũng chỉ biết vận động người dân không thu mua, tái chế phế liệu nữa, nhưng vì cuộc sống mưu sinh của dân nên cũng không có cách nào. Dần dần từng bước, sẽ tuyên truyền động viên người dân, và chúng tôi sẽ cùng các cơ quan chức năng phối hợp, chứ ngay một lúc không thể một sớm một chiều giải quyết được…”.

tm-img-alt
Ngày 23/12/2019, UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 2826/QĐ-UBND về việc thu hồi Bằng công nhận làng nghề tái chế phế liệu Phan Bôi

Như vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là với quyết định thu hồi Bằng công nhận làng nghề được tỉnh Hưng Yên ban hành đã gần 4 năm, nhưng cho đến nay địa phương lại không thể một sớm một chiều giải quyết được, như vậy có khác gì câu châm ngôn cổ nhân thường nói: “Đánh trống, bỏ dùi!” (?).

                                                                                    

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Làng tái chế rác thải Phan Bôi ngang nhiên hoạt động sau gần 4 năm thu hồi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hội Nông dân xã Vân Sơn ra quân bảo vệ môi trường
Sáng (13/5), Hội Nông dân xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) tổ chức ra quân thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng với mục đích phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường bền vững, sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh ATTP
Chung kết Hội thi "Hành trình xanh"
Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Tin mới

Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Tây Ninh: Xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh
Việc đầu tư sản xuất hình thành vùng an toàn dịch bệnh nhằm cung cấp nguồn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Quảng Bình: Điều chỉnh tính chất Khu kinh tế Hòn La
Tỉnh Quảng Bình xác định Khu kinh tế Hòn La sẽ là trung tâm kinh tế biển năng động, đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung; đồng thời, là khu vực bảo tồn và phát huy giá trị sinh thái, văn hóa lịch sử, thích ứng với thiên tai; có vị trí quan trọng về an nin