Thứ ba, 19/03/2024 10:17 (GMT+7)

Khảo sát ở cấp độ cảnh quan để giải quyết nạn săn bắn động vật

MTĐT -  Thứ ba, 26/05/2020 14:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nạn săn bắn trái phép ở các ‘điểm nóng’ về đa dạng sinh học đang làm giảm trong quần thể động vật hoang dã chưa từng có.

Một con thỏ vằn Trung Trường Sơn.

Do đó, TS. Nguyễn An (Viện nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz), ông Nguyễn Quang Hòa Anh (WWF-Việt Nam), TS. Nguyễn Thanh Vân và TS. Lê Minh (Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài nhằm đưa ra những biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học trong các khu rừng. 
Họ đã công bố kết quả nghiên cứu “Identifying conservation priorities in a defaunated tropical biodiversity hotspot” (Nhận diện những ưu tiên bảo tồn trong một điểm nóng đa dạng sinh học nhiệt đới bị suy giảm động vật) trên tạp chí Diversity & Distributions, qua đó cung cấp bằng chứng cho thấy cần thiết tiến hành khảo sát quy mô lớn, sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ và phạm vi hoạt động của những tay săn bắn, cũng như tác động của việc săn trộm đến sự đa dạng sinh học trong rừng. Lập bản đồ đa dạng sinh học theo cách này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để bảo vệ các loài quý hiếm vẫn còn tồn tại trong các cảnh quan. 
Nghiên cứu được thực hiện ở khu vực dãy núi Trường Sơn nằm giữa biên giới Lào và Việt Nam, một khu vực nơi loài đặc hữu đang bị nạn săn trộm bất hợp pháp đe dọa, mà cụ thể là đặt bẫy dây. Mức độ săn bắn vượt quá tầm kiểm soát này đã gây suy giảm quần thể động vật hoang dã trong nhiều khu rừng ở dãy Trường Sơn. Không chỉ Việt Nam và Lào, mà rừng mưa nhiệt đới tại các khu vực khác của Đông Nam Á cũng đang trải qua số phận tương tự. Để bảo vệ những loài động vật hoang dã ở các khu vực này, nhóm nghiên cứu cho rằng cần xác định những khu vực có các loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng để có kế hoạch bảo tồn hiệu quả.
Các tác giả cung cấp bằng chứng cho thấy cần có phương pháp mới trong việc khảo sát đa dạng sinh học ở những cảnh quan bị suy giảm. Andrew Tilker, thành viên của Leibniz-IZW, và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi cũng nhận thấy sử dụng hai phương pháp khảo sát bổ sung - bẫy camera và phân tích DNA động vật có xương được lấy từ đỉa hút máu ký sinh - đã cải thiện khả năng phát hiện các loài, đặc biệt là với các loài động vật quý hiếm và khó bắt gặp. Từ những dữ liệu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra các bản đồ phân bố loài trên toàn khu vực – đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được sử dụng ở dãy Trường Sơn.” Cuối cùng, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc thiết lập những đường cơ sở đa dạng sinh học bằng các phương pháp tiên tiến như vậy sẽ giúp các nhà quản lý bảo vệ các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng vẫn còn tồn tại trong các khu vực này dễ dàng hơn.
“Từ các cuộc khảo sát ở khu vực này, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các nhóm loại bỏ bẫy ở các khu vực khác – nơi cũng có mức độ đa dạng sinh học cao”, ông Adrian Klocke, Giám đốc Dự án của Ngân hàng Phát triển KfW ở Đức, hỗ trợ dự án Dự trữ carbon và Bảo tồn đa dạng sinh học, giai đoạn 2 (CarBi II) ở dãy Trường Sơn. Thông qua KfW, tổ chức WWF triển khai CarBi II như một phần của chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU) Liên bang Đức. “Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này giúp chúng tôi xác định các khu vực hiện không được bảo vệ nhưng đóng vai trò quan trọng đối với các loài quý hiếm”, Klocke cho biết thêm. 
Những nghiên cứu khoa học như thế này này rất có giá trị trong bảo tồn. Amphone Phommachak, Giám đốc Quản lý Cảnh quan WWF-Lào khu vực Trung Trường Sơn cho rằng “cần phát triển và thực hiện các chiến lược bảo tồn dựa trên bằng chứng để bảo vệ sự đa dạng sinh học quý giá của dãy Trường Sơn. Không còn nghi ngờ gì về việc Trung Trường Sơn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vụ săn bắn bất hợp pháp. Chúng ta cần nỗ lực bảo vệ những khu vực mới để không một loài động vật nào ở dãy Trường Sơn tuyệt chủng thêm được nữa.” 
Nguồn: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2020-02/fb-lsa020520.php
Hà Trang dịch/Tạp chí Tia sáng
Bạn đang đọc bài viết Khảo sát ở cấp độ cảnh quan để giải quyết nạn săn bắn động vật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Xây dựng, phát triển TOD theo mô hình 3 cấp độ
3 cấp độ xây dựng, phát triển mô hình TOD gồm cấp vùng, cấp đô thị và cấp điểm. Nguyên tắc quy hoạch dựa trên trục xương sống là đường sắt đô thị và ưu tiên thúc đẩy đi bộ.
Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, sinh thái
Với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị, sinh thái gắn với du lịch, ngành Nông nghiệp Hà Nội không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà phải là nền nông nghiệp của thị trường với hệ thống kinh doanh số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.