Thứ sáu, 26/04/2024 12:15 (GMT+7)

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Chung tay quản lý và khai thác cát bền vững

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ sáu, 15/07/2022 20:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 14/7/2022, tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức Hội thảo báo cáo tiến độ hoạt động xây dựng Ngân hàng cát và Kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông khu vực ĐBSCL

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, đại diện khu vực tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, Viện, Trường, cơ quan nghiên cứu, đơn vị tư vấn.

Mục tiêu của Dự án      

tm-img-alt
Quang cảnh Hội thảo          

DA giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) và phòng, chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững ở ĐBSCL, do Qũy sáng kiến khí hậu Quốc tế - BMU thông qua WWF Việt Nam, tài trợ. Mục tiêu của DA là Xây dựng cơ sở dữ liệu Ngân hàng cát cho ĐBSCL, với sự phối hợp của các đối tác quan trọng; Tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về những tác động của việc khai thác cát và sỏi không bền vững, làm gia tăng thiên tai ở ĐBSCL; Tăng cường khả năng cho các đối tác truy cập thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát, sỏi và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát, sỏi trong lĩnh vực xây dựng; Đưa ra các khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát, sỏi bền vững và lồng ghép trong chính sách phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững.

Để đạt được các mục tiêu trên, DA sẽ thực hiện nghiên cứu về Ngân hàng cát ở ĐBSCL, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng chính sách khai thác cát bền vững ở khối công tư, góp phần tăng khả năng tự phục hồi và chống chịu với biến đổi khí hậu của ĐBSCL. Trong đó 2 nghiên cứu quan trọng nhất là xây dựng Ngân hàng cát cho ĐBSCLvà Kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông khu vực ĐBSCL, được xem là những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này ở quy mô toàn ĐBSCL, trong đó 1 tỉnh sẽ được lựa chọn để thực hiện thí điểm lồng ghép kết quả của DA vào kế hoạch quản lý khai thác cát sông của tỉnh.

Theo Ban quản lý DA, tính đến nay, DA đã triển khai được khối lượng công việc rất lớn, đó là: Tham vấn các địa phương, như: Thông tin tiến độ, mục tiêu của DA; Dự thảo từng phần của kế hoạch RGSPlan, tài liệu bổ sung; Thu thập các ý kiến về hoạt động khai thác cát và xói lở; Thảo luận những khó khăn, những giai đoạn ưu tiên về hoạt động khai thác cát cũng như quản lý giám sát...

tm-img-alt
Đại biểu trình bày tại hội thảo

Khai thác cát quá mức ở ĐBSCL    

Trong những năm qua, việc khai thác cát sông ở ĐBSCL chủ yến bằng phương pháp hút thổi và xáng cạp, diễn ra quá mức gây xói mòn, sạt lở hai bên bờ sông, ảnh hưởng đến môi trường sống và thủy sinh, phá hủy hệ động thực vật. Ngoài ra, còn còn ảnh hưởng đến mật độ của các quần thể động vật không xương sống; tiếng ồn và sự dịch chuyển trong quá trình khai thác cát sông của thiết bị công nghiệp nặng có thể xua đuổi các loài động vật hoang dã dọc theo vùng ven sông, ô nhiễm môi trường. Một báo cáo khoa học cho biết, tại ĐBSCL tình trạng triều cường và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, tạo nên các rãnh xói mòn  ở đáy sông từ 2m đến 3m....Tình trạng sát lở bờ sông Tiền, sông Hậu ngày càng nghiêm trọng và gia tăng cả về tần suất và quy mô,  hậu quả là nhiễm mặn đất, gây khó khăn cho nông nghiệp và nghề cá, đồng thời hạn chế nguồn nước sạch cho sinh hoạt, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và đời sống kinh tế xã hội của ĐBSCL.

Tại hội thảo, đại diện Ban quản lý DA nêu rõ công tác quản lý tài nguyên cát ở ĐBSCL còn một số bất cập, cụ thể là: Công tác quản lý chưa hợp lý, tình trạng khai thác cát trái phép còn diễn ra ở nhiều nơi, chu trình cấp giấy phép khá phức tạp; Khai thác quá mức và không đúng phương pháp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng; Chấp hành các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường của các DA khai thác cát còn hạn chế; Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý khai thác cát còn yếu kém; Bảo vệ môi trường chưa gắn với hoạt động khai thác, chưa đầy đủ; Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát chưa hiệu quả.

Theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng- Bộ Xây dựng: DA phải xác định Ngân hàng cát trữ lượng bao nhiêu, từ đâu mà có, số lượng tiêu thụ, còn lại bao nhiêu, từ đó đưa ra khuyến cáo, hàng năm cho phép khai thác bao nhiêu. Kết thúc DA, phải đề xuất Chính phủ bỏa tồn, khai thác cát ĐBSCL. Do đó, công tác quản lý khai thác cát cực kỳ khó khăn, vì nhu cầu nhiều mà nguồn cung lại hạn chế, vì vậy có tình trạng “cát tặc”. Vụ trưởng Vụ vật liệu cũng đưa ra các vật liệu thay thế, đó là: Phế thải từ tro xỉ công nghiệp, phế thải từ công trình xây dựng và cát nhân tạo... để thay thế cát xây dựng tự nhiên. Đây là công việc cần khuyến khích, cần đẩy mạnh và có chính sách phù hợp để phát triển vật liệu thay thế cát xây dựng tự nhiên trong thời gian tới.

Phát triển vật liệu thay thế cát tự nhiên

Phát biểu tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng: Hoạt động khai thác cát đóng góp tích cực phát triển kinh tế- xã hội nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường. Hiện tại hoạt động khai thác cát tại các sông vẫn diễn ra phức tạp, nguồn lực của tỉnh thiếu và không đủ trang thiết bị. Từ đó, các đại biểu đề nghị:

Cần có nghiên cứu nguồn cát nhân tạo thay thế cho cát tự nhiên, bên cạnh việc quản lý khai thác cát cần ngăn chặn hành vi lấn chiếm lòng sông, bờ sông, quy hoạch lại bè cá nuôi dọc hai bờ sông, quy định luồng tàu đi lại; Sử dụng công nghệ khai thác cát hợp lý, xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số môi trường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đối với chất lượng nước; Xây dựng tính toán kinh phí phục hồi môi trường theo chi phí môi trường xã hội, gắn liền quy định khai thác cát với yêu cầu BVMT; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn của các tỉnh ĐBSCL về lĩnh vực tài nguyên cát lòng sông và có những quy định chung cho hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông cho từng tỉnh, cần thiết lập dữ liệu Ngân hàng cát để có thể xác định nhu cầu sử dụng cát.

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Theo ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Phòng, chống tai: Với sự tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, các cơ quan, Viện, Trường, nghiên cứu, tư vần...DA sẽ thành đúng tiến độ đề ra, đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững ở ĐBSCL.

Bạn đang đọc bài viết Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Chung tay quản lý và khai thác cát bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.