Thứ bảy, 27/04/2024 08:57 (GMT+7)

Hà Nội: Kết hợp nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ngập lụt

Lam Vy -  Thứ sáu, 21/08/2020 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ tính riêng tháng 8, Hà Nội đã trải qua hai trận mưa lịch sử, khiến các con phố biến thành sông, giao thông ùn tắc khiến người dân lắc đầu ngao ngán.

Hà Nội cứ mưa là ngập, đó là điệp khúc mà bất cứ mùa mưa nào cũng gặp phải. Thông thường từ khoảng tháng 7 đến tháng đến tháng 10 hàng năm, các tỉnh phía Bắc bước vào mùa mưa. Lượng mưa nhiều, ít tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mỗi năm. Chỉ tính riêng tháng 8, Hà Nội đã trải qua hai trận mưa lịch sử, khiến các con phố biến thành sông, giao thông ùn tắc khiến người dân lắc đầu ngao ngán.

Lý giải nguyên nhân nhiều tuyến phố ở khu trung tâm bị ngập úng sau mưa, Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, do lượng mưa tấp cập diễn ra trong thời gian ngắn dẫn đến hệ thống thoát nước trên nhiều tuyến phố không kịp tiêu thoát, gây ngập úng.

Chỉ tính riêng tháng 8, Hà Nội đã trải qua hai trận mưa lịch sử, khiến các con phố biến thành sông, giao thông ùn tắc khiến người dân lắc đầu ngao ngán. (Ảnh Ngọc Thắng)

Phải chăng hệ thống thoát nước của Hà Nội chưa thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đô thị. Đi tìm câu trả lời này, PV đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường trực thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này. GS. TS Trần Đức Hạ chỉ ra nguyên nhân khiến Hà Nội ngập trong những trận mưa lớn vừa qua:

Thứ nhất, Hà Nội  được chia làm 2 lưu vực, lưu vực sông Tô Lịch tức nằm phía tả sông Tô Lịch, diện tích khoảng 77,5 km2 hiện đã có dự án thoát nước do Nhật tài trợ được chia thành hai giai đoạn, đó là nguồn vốn ODA của Nhật về cơ bản đã hoàn thành vào năm 2016, dự án này sau có hệ thống hồ Yên Sở và trạm bơm Yên Sở với công suất 90 m3/ giây để giải quyết úng ngập cho lưu vực này.

Còn lại khu vực Hà Nội mới, tức bên kia sông Tô Lịch kéo dài tới sông Nhuệ, cũng đã có quy hoạch thoát nước và đã thực hiện được một số dự án thoát nước nhưng liên quan đến phía bên kia bờ sông Nhuệ, Cầu Diễn, Hà Đông, thì hiện nay hệ thống thoát nước hầu như là chưa có.

GS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường trực thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Khu vực giữa sông Tô Lịch và sông Nhuệ hiện nay đã có mấy hệ thống thoát nước, khi thoát xong sẽ bơm ra sông Nhuệ nhưng mực nước sông Nhuệ đang rất cao, do sông Nhuệ vừa là sông tưới có những thời điểm người ta giữ nước lại để tưới tiêu, cho nên dẫn đến mực nước sông Nhuệ cao, khi mực nước sông Nhuệ cao mà phía lưu vực Hà Nội mới bơm ra thì làm mức sông Nhuệ cao dẫn đến tình trạng chảy ngược lại sông Tô Lịch, cho nên trạm bơm Yên Sở phải gánh cho khu vực Hà Nội nội thành. Dẫn đến ảnh hưởng tới việc tiêu nước ở khu vực nội thành Hà Nội.

Còn trận mưa lớn vừa qua ngập trên các con phố gần Hồ Gươm là do lưu vực thoát nước, nước từ Hồ Hoàn Kiếm chảy về cống Lò Đúc, đây là tuyến cống rất to, xây dựng đến nay hơn 100 năm.

Trong khi  dự án cấp thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và 2 thì chủ yếu làm cho khu vực mới: Thái Hà, Láng Hạ để giải quyết thoát nước cục bộ, còn đối với các cống thoát nước xây dựng lâu năm như cống Lò Đúc thì vẫn giữ nguyên hiện trạng, có nhiều đoạn cống bị hỏng mà vẫn chưa cải tạo được. Các dự án thoát nước chỉ đầu tư xây dựng mới, cái duy tu bảo dưỡng như các tuyến công lâu năm như vậy là rất khó. Tôi cho rằng lý do chính là do sự xuống cấp của các tuyến cống có thời gian xây dựng từ rất lâu.

Thứ 2 là, theo các kiến trúc sư, Hồ Gươm nằm ở vị trí đất cao, ít khi bị ngập nhưng thực chất khu vực thượng lưu tức là khu vực đầu tuyến cống Lò Đúc này là khu vực cao hơn đê sông Hồng, cao hơn khu vực hồ Hoàn Kiếm, cho nên khi trận mưa lớn dồn chảy về thì khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ bị ngập, mặc dù khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Nhà Hát Lớn cao hơn khu vực Lò Đúc, nhưng còn thấp hơn phía bên kia, cho nên mưa lớn sẽ ảnh hưởng.

Thứ ba, thời gian vừa qua việc lát gạch khu vực hồ Hoàn Kiếm có thể làm ảnh hưởng đến các đoạn cống, hố thu nước mưa ở dọc đường, có thể bị rác tràn vào, có thể bị vỡ, hỏng mà ống thoát nước đó không được thường xuyên nạo vét hoặc làm hè đường không đúng quy trình kỹ thuật, thì đó là trách nhiệm của phía thanh tra công trình giao thông, sự phối hợp không chặt chẽ.

Đi tìm giải pháp cho những lý do khiến Hà Nội ngập lụt bởi những trận mưa lớn, GS.TS Trần Đức Hạ cho biết cần phải có các dự án để cải tạo các tuyến cống đã quá lâu năm. Cải tạo hè đường cần phải có sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan để thi công đúng kỹ thuật và phải duy tu công trình thoát nước thường xuyên, khơi thông dòng chảy.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Kết hợp nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ngập lụt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới