Thứ sáu, 26/04/2024 05:44 (GMT+7)

Nghề chất chứa những nỗi buồn!

Văn Bình - Đức Huấn -  Thứ năm, 26/11/2020 07:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ sau tai nạn thương tâm của nữ công nhân vệ sinh môi trường đang làm việc ở TP. Hưng Yên, nhiều người không khỏi bàng hoàng, xót xa. Thế mới thấy, nghề vệ sinh môi trường thật lắm những hiểm nguy!

LTS: Không biết từ bao giờ, nghề vệ sinh môi trường được công nhân lao động gọi là nghề chất chứa những nỗi buồn. Nỗi buồn đến từ những hành động thiếu ý thức của cộng đồng, nỗi buồn đến từ sự vất vả của công việc, nỗi buồn khi ngày đêm chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh đến đau lòng!

Bữa cơm dang dở…

Đã vài ngày trôi qua, từ sau tai nạn thương tâm của nữ công nhân vệ sinh môi trường đang làm việc ở TP. Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), nhiều người không khỏi xót xa, bàng hoàng. Đau đớn cho bản thân chị một phần, thì dư luận lại thương xót cho hoàn cảnh gia đình chị phần hơn. 38 tuổi, có 6 năm làm nghề, chị V.T.H quê ở huyện Tiên Lữ đã không thể qua khỏi, khi bất ngờ bị một chiếc ô tô đâm phải. Buổi tối hôm ấy, sau khi gọi điện cho chồng con, chị H. tiếp tục làm công việc của mình. Nhưng cả chị và chồng con của chị đều không ngờ rằng, đó là cuộc gọi cuối cùng của họ.

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra giữa xe ô tô đi ngược chiều và chị V.T.H.

Trước đây, chị H. và chồng cùng làm một công ty may gần nhà, nhưng để có thêm thời gian chăm sóc con cái, chị đã xin làm công nhân vệ sinh môi trường. Công việc của chị bắt đầu từ 3h chiều đến đêm. Chính vì thế mà chị hiếm khi được quây quần quanh mâm cơm tối với chồng con. Tối hôm 21/11 – ngày xảy ra sự việc – anh Nguyễn Hà (chồng chị H.) gọi điện cho vợ hỏi “sắp xong chưa”, mâm cơm vẫn ở đó chờ vợ, vậy mà chị H. đã mãi mãi không trở về. Rơm rớm nước mắt, anh Hà kể: “Từ trước tới nay, vợ tôi là người lo toan mọi việc, quán xuyến nhà cửa. Trước khi đi làm, vợ tôi sẽ chuẩn bị hết cơm nước cho bố con tôi, nhưng vì công việc lệch giờ nhau, nên hai vợ chồng hiếm khi được chung bữa”.

“Tới giờ tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng, vợ tôi ra đi thực sự là nỗi mất mát to lớn nhất của tôi và các con. Giờ đây tôi chỉ mong rằng bản thân sẽ lo được cho các con miếng ăn giấc ngủ, vừa làm cha vừa làm mẹ để các con bớt đi cảm giác thiệt thòi.” - anh Hà nghẹn ngào.

Tâm sự với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, anh giãi bày, tới giờ mất mát vẫn chưa nguôi ngoai nên anh tạm thời không thể giải quyết sự việc trước pháp luật, thứ quan trọng nhất là tính mạng của vợ anh thì nay cũng mất rồi! Lắng nghe những lời tâm sự đó, hẳn ai cũng chạnh lòng thương cho một số phận, và cũng thương cho một nghề đang ngày đêm đối mặt với hiểm nguy.

Sự ra đi của chị H. để lại nỗi mất mát to lớn cho gia đình và đồng nghiệp.

 Bạc lắm nghề công nhân môi trường!

Mặc dù xã hội đã phát triển và văn minh hơn trước nhưng nhiều người vẫn cho rằng việc thu gom rác thải, làm sạch đường phố là trách nhiệm của riêng người công nhân vệ sinh. Những người có ý thức rất nhiều, nhưng những người vô ý thức cũng không ít.

Hàng năm có không ít những vụ tai nạn xảy ra đối với công nhân vệ sinh môi trường. Người bị thương nhẹ, người bị mất khả năng lao động, thậm chí có người tử vong như chị H. Hậu quả của những vụ tai nạn không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn khiến gia đình nạn nhân mất đi người thân, mất đi trụ cột. Công nhân vệ sinh môi trường thực sự là những con người can đảm, dù nguy hiểm, dù vất vả những họ vẫn không từ bỏ, vì không chỉ họ yêu nghề mà còn vì đó là miếng cơm, manh áo.

Công việc dù nguy hiểm, vất vả nhưng những bàn tay ấy vẫn tiếp tục làm sạch đường phố vì trách nhiệm với cộng đồng.

Những người công nhân ấy chỉ mong sau một ngày làm việc cực nhọc được về quây quần bên gia đình ăn bữa cơm tối, thậm chí có người làm ca đêm thì lâu lắm rồi không được ăn tối cùng gia đình. Những mong muốn đó tưởng chừng giản dị nhưng lại là niềm ao ước khó thực hiện.

Đó là một trong nhiều lý do khiến xã hội phải ngả mũ thán phục những người làm công tác vệ sinh môi trường. Bác Hồ cũng đã từng nói rằng "Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau". Chị H. cũng như hàng chục nghìn công nhân đang làm việc ở khắp mọi nơi trên đất nước, đều xứng đáng được tôn vinh. Bởi nghề quét rác dù bạc nhưng cao quý!

Nhằm vinh danh những người công nhân hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năm 2017, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã khởi xướng tổ chức chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ nhất. Năm 2019 Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục phát động và tổ chức chương trình “Cây chổi vàng” - lần thứ hai với mong muốn tìm kiếm và tôn vinh nhiều hơn nữa công việc thầm lặng mà cao cả của những người công nhân vệ sinh môi trường. Chương trình đã trao nhiều giải thưởng có giá trị cao như nhà tình nghĩa, vàng bạc và tiền mặt để kịp thời động viên những công nhân có hoàn cảnh khó khăn và có những đóng góp cho ngành môi trường và đô thị.

Bạn đang đọc bài viết Nghề chất chứa những nỗi buồn!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.