Thứ ba, 30/04/2024 20:50 (GMT+7)

Nhật Bản: Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong đám mây

MTĐT -  Thứ hai, 04/09/2023 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên phát hiện, hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây, có thể ảnh hưởng đến khí hậu và gây hại cho cơ thể con người.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Hiroshi Okochi của Đại học Waseda đã công bố lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây. 

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 44 mẫu nước lấy từ các đám mây ở đỉnh và chân núi Phú Sĩ, cũng như đỉnh núi Tanzawa-Oyama, phía Tây Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.

Phân tích các mẫu, nhóm nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 70 hạt vi nhựa, có thể được phân thành 9 loại. Các hạt đo được từ 7,1 - 94,6 micromet và với nồng độ trung bình từ 6,7 - 13,9 hạt/lít. Đây là loại hạt vi nhựa xuất hiện trong hệ sinh thái đại dương và có thể đã thâm nhập vào khí quyển khi nước biển ngưng tụ thành mây.

tm-img-alt
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Vi nhựa là các hạt nhựa có chiều dài chưa đến 5 mm, được sử dụng trong sơn và bao bì thực phẩm, các loại chai lọ dùng một lần, sau đó ngấm vào nước, không khí và thực phẩm.

Vi nhựa có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh ung thư, tim mạch, chứng mất trí nhớ và các vấn đề sinh sản. Các tế bào không thể phá vỡ hạt nhựa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các hạt vi nhựa trong đám mây rơi xuống đất dưới dạng nước mưa sau đó có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Trước đó, vào tháng 8, các nhà khoa học tại Bệnh viện Anzhen Bắc Kinh đã phát hiện 9 loại vi nhựa trong 5 loại mô tim của 15 bệnh nhân.

Các nhà khoa học còn tìm thấy vi nhựa trong các mẫu máu lấy trước và sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Họ cho rằng bệnh nhân đã hít hoặc nuốt phải vi nhựa, khiến chúng bám vào màng ngoài tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology vào ngày 10/8, sau khi giới khoa học phát hiện, trung bình mỗi tuần con người hít phải lượng vi nhựa to bằng chiếc thẻ tín dụng.

Các nhà khoa học còn tìm thấy vi nhựa trong các mẫu máu lấy trước và sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Họ cho rằng bệnh nhân đã hít hoặc nuốt phải vi nhựa, khiến chúng bám vàng màng ngoài tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy.

Vi nhựa có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh ung thư, tim mạch, chứng mất trí nhớ và các vấn đề sinh sản. Các tế bào không thể phá vỡ hạt nhựa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Đại Phong (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản: Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong đám mây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.