Thứ bảy, 27/04/2024 02:17 (GMT+7)

Sắp đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Tuệ Lâm -  Thứ năm, 29/12/2022 10:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày 1/1/2023 lễ khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 .

Chiều 28/12, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức họp báo để thông tin về tình hình triển khai cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, với 12 đoạn cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, chỉ sau 12 tháng được Quốc hội thông qua chủ trương, Bộ GTVT đã hoàn thành thủ tục để khởi công. Theo ông Huy, với các dự án tương tự, thông thường sẽ mất 2 năm cho công tác chuẩn bị thủ tục. Các dự án này có số lượng thủ tục “khổng lồ”, kéo dài từ Bắc Trung Bộ tới Cà Mau.

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Internet)

“Các nhà thầu được chọn để chỉ định tham gia thi công 12 đoạn cao tốc lần này đều là các nhà thầu lớn về thi công xây dựng trong nước, có năng lực và kinh nghiệm”, ông Huy nói và cho biết các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng trong thi công các gói thầu của dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 sẽ bị loại, chắc chắn không được tham gia thi công gói thầu nào ở giai đoạn 2.

tm-img-alt
Sáng 1/1/2023, lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đồng loạt diễn ra tại 12 dự án thành phần ở 9 tỉnh. (Ảnh: Internet)

Theo đó, Bộ GTVT phối hợp cùng UBND các tỉnh, thành phố sẽ tổ chức lễ Khánh thành dự án thành phần đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 ngày 31/12/2022 và Khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 vào sáng 1/1/2023 tại 9 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cà Mau.

Theo ông Lê Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, việc tổ chức Lễ Khởi công toàn bộ 12 Dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng; thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của Chính phủ cùng sự đồng lòng của nhân dân nỗ lực, phấn đấu thực hiện thành công một trong ba đột phá chiến lược đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra với mục tiêu đến năm 2025, cả nước có khoảng 3.000km đường bộ cao tốc; trong đó cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ xác định đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc. Hiện nay đã đưa vào khai thác sử dụng khoảng 1.417km, như vậy trong giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục hoàn thành thêm khoảng 1.600km.

Liên quan đến khó khăn trong nguồn vật liệu nhất là cát, đất đắp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn-Bộ Quốc phòng) cho biết, với vai trò là nhà thầu xây lắp của Quân đội, Binh đoàn 12 tham gia 4 gói thầu của cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, trong đó có gói thầu lớn nhất tại dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Hậu Giang.

Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc đánh giá, để bảo đảm tiến độ dự án, yếu tố vật liệu rất quan trọng. Theo tính toán, dự án Cần Thơ-Hậu Giang cần trữ lượng cát khoảng 18,5 triệu m3. Trong hơn 1 tháng qua, nhà thầu, chủ đầu tư và Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với các tỉnh trong khu vực để xác định trữ lượng cát của địa phương. Qua đó cho thấy các địa phương đáp ứng được trữ lượng vật liệu nhưng lượng cấp phép cho các mỏ còn thấp. Các địa phương như tỉnh An Giang đã khẳng định sẽ mở rộng cấp phép cho các mỏ để đáp ứng yêu cầu của dự án.

Binh đoàn 12 tích cực thực hiện công tác dân vận, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các địa phương. Đơn vị cam kết tăng cường phối hợp với địa phương, ban quản lý dự án, Bộ Giao thông vận tải để sớm có quyết định cấp phép mở rộng mỏ, đủ điều kiện thi công dự án ngay. Trước mắt, nguồn vật liệu sẽ lấy ở các mỏ của doanh nghiệp địa phương đang khai thác, sau đó binh đoàn sẽ chủ động khai thác các mỏ.

Được biết, Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP, trong đó giao nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương với các mốc thời gian phải hoàn thành và cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù để triển khai dự án, cụ thể: Áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến Dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; Cho phép triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn chuẩn bị dự án; sớm bàn giao cọc giải phóng mặt bằng để các địa phương thực hiện trước các công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật nhằm sớm triển khai thi công...

Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, các địa phương đã bàn giao trên 70% diện tích giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu khởi công.

Bạn đang đọc bài viết Sắp đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới