Thứ bảy, 27/07/2024 09:14 (GMT+7)

Sóc Trăng tăng giá xử lý nước thải trên 30% liệu có hợp lý?

MTĐT -  Thứ tư, 08/09/2021 10:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cho rằng việc tăng giá xử lý nước thải trong khu công nghiệp lớn nhất Sóc Trăng thời điểm này càng gây thêm khó khăn cho họ.

tm-img-alt
Quyết định điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thải của Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: K.T.

Ngày 6-9, ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết sẽ kiểm tra thông tin Sở Tài chính tỉnh này quyết định điều chỉnh tăng giá dịch vụ thoát nước thải tại Khu công nghiệp (KCN) An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành).

Trước đó, ông Phan Vĩnh Tùng - phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng - đã ký quyết định ban hành giá dịch vụ thoát nước thải tạm thời trong KCN An Nghiệp là 12.005 đồng/m3, áp dụng đối với nước thải có mức hàm lượng COD từ 2.000mg/l đến 2.300mg/l, trong 6 tháng kể từ ngày 1-8.

Quyết định điều chỉnh giá xử lý thoát nước thải vấp phải sự bức xúc của nhiều doanh nghiệp. KCN An Nghiệp là KCN lớn nhất tỉnh Sóc Trăng tính đến hiện tại, có rất nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản đang hoạt động.

Ông Võ Văn Phục - chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam - cho biết doanh nghiệp đầu tư nhà máy xử lý nước thải trong KCN An Nghiệp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, nhưng thường xuyên than lỗ và đòi tăng giá thoát nước thải.

"Họ muốn tăng giá nhiều lần, nhưng chúng tôi không chịu. Lúc này, doanh nghiệp đang vất vả cầm cự cho qua dịch bệnh, sớm ổn định sản xuất. Việc tăng giá ở mức 5-15% có thể chấp nhận được, sau khi hết dịch đàm phán tăng tiếp. Đằng này quyết định tăng giá đến trên 30% là quá đột ngột.

Nếu họ hoạt động không hiệu quả, chúng tôi mua lại hoặc xin thuê đất để xây thêm một nhà máy xử lý nước thải, tránh tình trạng quá tải và độc quyền, nhưng chưa được chấp nhận", ông Phục bức xúc.

Đồng quan điểm, một lãnh đạo nhà máy chế biến thủy sản khác cho biết nên có lộ trình, tăng giá từ giai đoạn, không nên làm cái "rụp" một lần, nhất là khi các doanh nghiệp đang đương đầu với nhiều khó khăn do dịch bệnh. 

"Trước đây, giá xử lý nước thải chỉ 8.980 đồng/m³, giờ tăng lên trên 12.000 đồng/m³. Với việc tăng giá mạnh như vậy, mỗi năm doanh nghiệp của tôi phải tốn thêm trên 2 tỉ đồng tiền xử lý nước thải", vị này cho biết.

Ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - cho rằng trong lúc khó khăn, các doanh nghiệp cần san sẻ với nhau. "Quan trọng là sau khi tăng giá thu dịch vụ, doanh nghiệp này cần sớm đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô, nâng công suất xử lý, đảm bảo không quá tải như từng xảy ra và nhất là chất lượng nguồn nước trước khi thải ra môi trường phải đạt yêu cầu", ông Lực đề xuất.

Ông Nguyễn Thanh Trong - giám đốc Ban quản lý các KCN tỉnh Sóc Trăng - khẳng định việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ thoát nước trong KCN An Nghiệp là hợp lý. Ông Trong cho biết Công ty cổ phần kỹ thuật môi trường Kỷ Nguyên đã đầu tư 70 tỉ đồng xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong KCN An Nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, tuy đã qua 3 kỳ tăng giá nhưng chưa lần nào điều chỉnh được.

"Nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản trong KCN An Nghiệp có hàm lượng COD cao nhất nước, đều trên 2.000ml/g. Theo quy định mới, các KCN phải xử lý nước thải đạt cột A, thay vì cột B như trước đây. Do vậy, chi phí xử lý nước thải trong KCN An Nghiệp khá cao, trong khi giá thu dịch vụ nhiều năm qua thấp hơn trung bình của nhiều KCN trên cả nước. Do vậy, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất Sở Tài chính điều chỉnh giá thu phí xử lý nước thải", ông Trong cho biết.

Theo ông Trong, hiện Công ty cổ phần kỹ thuật môi trường Kỷ Nguyên đang lập thủ tục xin nâng công suất xử lý nước thải từ 10.000m³/ngày lên 20.000m³/ngày.

Bạn đang đọc bài viết Sóc Trăng tăng giá xử lý nước thải trên 30% liệu có hợp lý?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tuổi Trẻ

Cùng chuyên mục

Để rừng Nghệ An đạt tiêu chuẩn Danh lục Xanh
Đối với địa phương có diện tích rừng lớn như Nghệ An nói riêng, phát triển kinh tế rừng, chống biến đổi khí hậu là xu thế tất yếu để xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành