Thứ sáu, 26/04/2024 20:14 (GMT+7)

Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng

MTĐT -  Thứ sáu, 14/12/2012 08:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, đối với trẻ nhỏ, để phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì tiêm chủng là cách tốt nhất.

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi tiêm chủng cho trẻ, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

Khi trẻ sốt cao, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Vì sự an toàn của trẻ, sau tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau đó./.

                                                                                            Đức Minh/Vietnam+
Bạn đang đọc bài viết Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới