Thứ sáu, 26/04/2024 23:12 (GMT+7)

Ô nhiễm môi trường là mối đe dọa sức khỏe với người bệnh mắc COPD

MTĐT -  Thứ bảy, 22/08/2020 09:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (TNMT) thường nhạy cảm với môi trường. Chính vì vậy nên người bệnh thường sẽ phải cách ly hoàn toàn với những yếu tố ô nhiễm.

Phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh gì?

Phổi tắc nghẽn mãn tính (hay còn gọi là bệnh COPD) là một bệnh hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây là một bệnh tiến triển, có nghĩa là nó sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian. Hơn 3 triệu người chết vì bệnh này trong năm 2012, tương đương với 6% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu năm đó. Có hai loại chính của căn bệnh quái ác này và một số người có thể mắc cùng lúc cả hai loại dưới đây:

  • Viêm phế quản mạn tính: đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản. Các lớp lót trong các ống phế quản phổi bị đỏ, sưng và chứa đầy các chất nhầy. Chất nhầy này làm hẹp đường thở của bạn.
  • Khí phế thũng: khí phế thũng sẽ gây tổn hại các túi khí (phế nang) trong phổi và làm cho bạn dần khó thở hơn. Khi bạn mất phế nang trong phổi của bạn, quá trình thải CO2và hấp thu O2 sẽ trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy khó thở hơn.

Có hai bộ phận chính trong phổi của bạn: các phế quản (còn gọi là đường dẫn khí) và phế nang (còn gọi là túi khí). Ngoài ra, còn có khí quản. Khi bạn hít vào, không khí đi từ khí quản thông qua các ống phế quản đến phế nang. Từ các phế nang, oxy đi vào máu của bạn trong khi carbon dioxide di chuyển ra khỏi máu vào phế nang. Đây là cách thở bình thường. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình trao đổi khí trên sẽ dẫn đến khó thở, thiếu oxy đến phổi và hậu quả là thiếu oxy đến phần còn lại của cơ thể. Khi mắc bệnh, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Bệnh cứ ghé thăm mà không hẹn trước

Với nhiều năm trong ngành, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương đã từng gặp rất nhiều trường hợp người bệnh liên tục tái phát bệnh COPD. Có những người bệnh nhập viện nhiều lần trong một thời gian ngắn, bệnh diễn tiến rất phức tạp và cũng có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Những người bệnh lớn tuổi sẽ có xu hướng cách ly bản thân tại nhà, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài và được trang bị những loại máy móc hỗ trợ như máy thở, máy hút đờm. Tuy nhiên bệnh vẫn tái phát mà không hẹn trước. Nguyên nhân một phần là do môi trường người bệnh hít thở không đủ trong sạch.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

Bệnh này là do tắc nghẽn hoặc tổn thương các mô trong phổi. Đây là loại tổn thương thường xảy ra khi bạn thường xuyên hít thở các chất kích thích trong một thời gian dài. Chất kích thích thường bao gồm:

  • Hút thuốc (hoặc hít khói thuốc do người khác hút) lâu dài gây ra khoảng 80% đến 90% các trường hợp mắc bệnh
  • Khói hóa chất hay sương
  • Bụi bặm
  • Ô nhiễm không khí trong nhà (như đốt các nhiên liệu trong quá trình sưởi hoặc nấu ăn)
  • Ô nhiễm không khí ngoài trời
  • Bụi nghề nghiệp và hóa chất
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.

Ngoài ra, còn có các loại nấm mốc cũng có thể làm cho các triệu chứng bệnh diễn biến rất nặng nề. Khí hậu nóng ẩm ở nước ta là điều kiện rất thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Đó chính là nguyên nhân tại sao bệnh thường trở nặng vào những thời điểm thời tiết chuyển mùa hoặc độ ẩm cao. Giai đoạn chuyển mùa trong năm là lúc xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc với người mắc bệnh nhiều năm hoặc người bệnh tuổi cao.

Tiêu diệt “kẻ thù vô hình”

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, bệnh COPD đang ngày càng diễn biến phức tạp hơn, người bệnh cũng có độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình xử lý bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu bỏ thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc với các loại khói. Tuy nhiên, sẽ có những loại khói mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường như đã đề cập ở trên, những loại khói còn sót lại trên đồ vật, quần áo... Những yếu tố dễ gây dị ứng cho đường hô hấp như phấn hoa, lông thú, mùi hóa chất độc hại cũng cần phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi môi trường sống của người bệnh. Các khu vực có mật độ dân cư và giao thông cao, các khu công nghiệp sản xuất cũng rất khó tránh khỏi không khí ô nhiễm, kể cả đã đóng kín các cửa hay sử dụng điều hòa không khí.

Gia đình có người mắc bệnh hô hấp nói chung và COPD nói riêng đều cần phải được vệ sinh nhà cửa thật triệt để. Người bệnh cũng cần tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh lây nhiễm như tiếp xúc với người bị cúm hoặc các bệnh phế cầu khác. Ngoài ra, gia đình có thể cân nhắc sử dụng thêm các thiết bị làm sạch không khí chuyên biệt. 

PV (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm môi trường là mối đe dọa sức khỏe với người bệnh mắc COPD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới