Nhiệt độ nước biển xung quanh rạn san hô Great Barrier của Australia đã tăng lên mức cao nhất trong 400 năm qua, khiến các chuyên gia lo ngại nguy cơ đe dọa sự tồn tại của rạn san hô lớn nhất thế giới này.
Tháng 5 năm nay đang trên đà trở thành tháng thứ 14 liên tiếp mà nước đại dương trên Trái Đất ấm kỷ lục. Đây là điều khá lạ thường vì đã có những dấu hiệu rõ ràng của La Nina - hiện tượng thường làm nước đại dương mát hơn.
Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU mới đây cho biết, nhiệt độ bề mặt đại dương đạt mức cao kỷ lục trong tháng 2, với nhiệt độ mặt nước biển trung bình toàn cầu là 21,06 độ C (69,91 độ F)
Biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ bề mặt trên khắp hành tinh, dẫn đến mất ổn định khí quyển và khuếch đại các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão.
Mạng lưới thức ăn dưới đại dương sẽ trở nên mất cân bằng do nhiệt độ nước biển tăng lên khiến nhiều loài thực vật phát triển trong khi các loài sinh vật không xương sống suy giảm số lượng.