Thứ bảy, 21/09/2024 07:56 (GMT+7)

Thái Nguyên: Xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp vẫn còn thiếu và yếu

MTĐT -  Thứ hai, 17/04/2023 15:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có 3/9 CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Số lượng cụm công nghiệp hiện có tại tỉnh Thái Nguyên là 41 CCN được quy hoạch với tổng diện tích 2.067ha. Tính đến nay có 21 CCN được thành lập, trong đó có 9 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 293,7ha. Tuy nhiên, chỉ có 3/9 CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gồm: CCN Phú Lạc 2 (Đại Từ), CCN Cây Bòng (Võ Nhai) và CCN Kha Sơn (Phú Bình). 

Ngoài ra, phần lớn các CCN đã đi vào hoạt động đều chưa có. Điều này khiến cho nước thải của các nhà máy trong CCN không được thu gom để xử lý tập trung trước khi xả ra môi trường theo quy định.

Như vậy, mới chỉ có 33% số CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đáp ứng được quy định phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Có thể kể đến như: CCN Khuynh Thạch (TP. Sông Công), CCN số 3 cảng Đa Phúc (TP. Phổ Yên), CCN An Khánh 1 (Đại Từ)... Theo ông Trần Việt Cường, Giám đốc Công ty CP xi măng Quán Triều (TP. Thái Nguyên): Hiện nay, nhà máy của Công ty đang hoạt động sản xuất tại CCN An Khánh 1 (Đại Từ), do Công ty CP Nhiệt điện An Khánh làm chủ đầu tư hạ tầng. Mặc dù đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, nhưng chủ đầu tư hạ tầng CCN này chưa xây dựng được hạ tầng xử lý nước thải tập trung nên toàn bộ nước thải từ hoạt động sản xuất của Công ty chỉ được xử lý nội bộ trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số CCN được thành lập sau khi có các nhà máy, xí nghiệp hoạt động sản xuất nên hạ tầng còn thiếu đồng bộ, như các CCN: Nguyên Gon, Khuynh Thạch (TP. Sông Công), An Khánh 1 (Đại Từ), Điềm Thụy (Phú Bình) và Trúc Mai (Võ Nhai). Đối với những CCN còn lại, do mới giao chủ đầu tư xây dựng nên đang hoàn thiện hạ tầng.

Trước thực trạng này, theo ông Trần Anh Sơn, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp và năng lượng (Sở Công Thương): Sở đã tham mưu UBND tỉnh lựa chọn và giao chủ đầu tư hạ tầng quản lý; đồng thời, hướng dẫn các chủ đầu tư hạ tầng lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết, thực hiện các bước lập dự án đầu tư. Trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Kết quả, đến nay, nhiều CCN đã và đang hoàn thiện hạ tầng xử lý nước thải tập trung. Song, trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung chủ đầu tư gặp khó khăn do liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Trước những hạn chế nói trên, nhiều ý kiến cho rằng, các sở, ngành của tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các CCN; tuyên truyền, giám sát và đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng CCN hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương cần tích cực chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho doanh nghiệp thực hiện dự án, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung...

Duy Anh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp vẫn còn thiếu và yếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
Từ đầu năm đến nay, Vĩnh Phúc tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư, đặc biệt chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ để các nhà đầu tư có cơ hội chứng kiến thực tế môi trường đầu tư, kinh doanh trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Tin mới