Chủ nhật, 28/04/2024 19:33 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 14/12/2022

MTĐT -  Thứ tư, 14/12/2022 16:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 14/12/2022. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 14/12/2022 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hà Nội tổ chức lại giao thông tuyến đường tránh lên cầu Thăng Long

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã chấp thuận phương án phân luồng tổ chức giao thông tuyến đường tránh lên cầu Thăng Long để bảo đảm an toàn giao thông và phục vụ thi công xây dựng tuyến ống DN600 dọc tuyến đường nối Vành đai 2, Vành đai 3 đấu nối hoàn thiện mạng lưới tuyến ống truyền dẫn nước sạch theo quy hoạch.

Theo phương án, thời gian thực hiện từ ngày 13/2 đến 25/12.

tm-img-alt
Hà Nội tổ chức lại giao thông tuyến đường tránh lên cầu Thăng Long (Ảnh: Internet)

Theo đó, khi thi công đào ngang đường tránh lên cầu Thăng Long, cấm các phương tiện giao thông lưu thông trên đường tránh lên cầu Thăng Long hướng Tân Xuân lên tầng 2 cầu Thăng Long.

Các phương tiện đi lên tầng 2 cầu Thăng Long theo hướng: Tân Xuân - Kẻ Giàng - vòng xuyến - Phạm Văn Đồng - lên tầng 2 cầu Thăng Long.

>>> Xem thêm tại đây

Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện vướng mắc tại 8 dự án BOT giao thông

Vừa qua, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo 1834/TB-TTKQH ngày 28/11/2022 thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

tm-img-alt
Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện vướng mắc tại 8 dự án BOT giao thông. (Ảnh: Internet).

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo trên; tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện vướng mắc, bất cập của các dự án giao thông đầu tư theo phương thức BOT; bổ sung, làm rõ tác động có thể xảy ra khi thực hiện giải pháp, chính sách xử lý vướng mắc, bất cập; làm rõ trách nhiệm, căn cứ pháp lý để nhà nước bố trí ngân sách nhà nước thanh toán cho các nhà đầu tư… để hoàn thiện Hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ vừa trình Chính phủ giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT do Bộ quản lý.

Đây là các dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác, nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu phí do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ hoặc dự án đã thu phí, doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng, nếu tiếp tục thu phí và áp dụng các biện pháp như tăng phí, kéo dài thời gian thu phí... phương án tài chính vẫn bị phá vỡ, dư nợ ngày càng tăng và dự án không thể tiếp tục thực hiện theo hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải lựa chọn 8 dự án BOT có bất cập để đề xuất xử lý sau khi đã có sự thống nhất với nhà đầu tư.

>>> Xem thêm tại đây

Bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi

Bộ Xây dựng mới đây đã nhận được kiến nghị của cử tri TP Hồ Chí Minh liên quan đến nội dung xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc mua, bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết Bộ đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, các hành vi vi phạm về mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ bị buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà theo quy định.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng cũng đã có hàng loạt văn bản đôn đốc các địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm trong việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, về chủ trương, chính sách để công nhân, người lao động nghèo có thể tiếp cận các dự án nhà ở xã hội, đại diện Bộ Xây dựng cho biết trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự nỗ lực trong việc tạo dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp (trong đó có công nhân, người lao động nghèo), gặp khó khăn về chỗ ở.

Cụ thể, tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội (công nhân, người lao động nghèo). Người thu nhập thấp được mua, thuê mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng các điều kiện về nhà ở.

Ngoài ra, người thu nhập thấp được hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

>>> Xem thêm tại đây

Gần 6.900 tỷ đồng đầu tư dự án thành phần 2 thuộc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cụ thể, điểm đầu tuyến của dự án tại Km 16 (kết nối với điểm cuối Dự án thành phần 1 tại khu vực nút giao Long Thành với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa phận xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tuyến tại Km 34+200 (kết nối với điểm đầu dự án thành phần 3 thuộc địa phận xã Phước Bình, huyện Long Thành).

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet).

Từ điểm đầu, tuyến cao tốc đi song song cách Quốc lộ 51 hiện nay khoảng 1,5km, cắt qua cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại Km 16+800, tới vị trí giao với tuyến đường nối Tỉnh lộ 25C vào sân bay Long Thành tại khoảng Km 20+300.

Tuyến tiếp tục đi thẳng và giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành tại km 29+400, vượt sông Vạc tại km 30+980, đi lên phía bắc Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 và khu đô thị Phú Mỹ tới điểm cuối dự án tại km 34+200 thuộc xã Phước Bình, huyện Long Thành.

Dự án thành phần 2 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được đầu tư với vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư dự án thành phần 2 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là 6.852 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 2.179 tỷ đồng, chi phí xây dựng 3.871 tỷ đồng…

Dự án thành phần 2 được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào năm 2026.

>>> Xem thêm tại đây

Kiên Giang khởi công đường bộ ven biển Hòn Đất - Kiên Lương

Sáng 14/12, tại tuyến đê biển thuộc xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kiên Giang phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND huyện Hòn Đất và Kiên Lương tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ ven biển từ Hòn Đất đến Kiên Lương.

tm-img-alt
Sáng nay, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ ven biển Hòn Đất - Kiên Lương (Kiên Giang) chính thức khởi công. (Ảnh: Internet)

Điểm đầu tuyến từ đường quanh núi Hòn Me, xã Thổ Sơn (Hòn Đất) đến ngã ba Bình An - Rạch Đùng, xã Bình An (Kiên Lương), tổng chiều dài gần 40 km, trong đó xây dựng mới 34 cầu bằng bê tông cốt thép, tải trọng không hạn chế; cùng với hệ thống chiếu sáng, thoát nước, an toàn giao thông; mặt đường rộng 7 m và nền đường rộng 12 m, với quy mô đường cấp III đồng bằng, tổng mức đầu tư gần 1.480 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Thời gian thi công dự kiến 800 ngày.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020  -2025 đã xác định tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch bố trí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư, thu hút đầu tư các công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm với tổng số 60 công trình, dự án, tổng mức đầu tư gần 80.000 tỷ đồng; trong đó có 37 công trình giao thông với tổng mức đầu tư trên 54.400 tỷ đồng, từ các nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trong số các công trình trọng điểm nêu trên,  tuyến đường bộ ven biển từ thành phố Hà Tiên đến Tiểu Dừa, huyện An Minh (giáp tỉnh Cà Mau) là trục giao thông huyết mạch, có vai trò khép kín ven biển Tây của tỉnh Kiên Giang.

Qua đó, không chỉ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mà còn là tuyến đường quan trọng đảm bảo cho quốc phòng - an ninh, mở ra không gian phát triển hướng biển Tây cho tỉnh Kiên Giang và cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối Kiên Giang với các địa phương trong vùng và cả vùng với các quốc gia trong khối ASEAN.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 14/12/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.