Thứ hai, 29/04/2024 11:07 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/12/2022

MTĐT -  Thứ ba, 13/12/2022 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/12/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/12/2022.

ASEAN tổ chức diễn đàn giải quyết những mối nguy liên quan đến khí hậu

Diễn đàn nghiên cứu và phát triển cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 4 về chủ đề “Xây dựng khả năng ứng phó thiên tai trước các hiểm họa liên quan đến khí hậu ở Đông Nam Á” vừa được tổ chức trực tuyến với sự hỗ trợ của Quỹ hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF). Hội thảo trực tuyến này quy tụ các chuyên gia và quan chức từ các quốc gia thành viên ASEAN để thảo luận về các xu hướng và vấn đề về các hiểm họa liên quan đến khí hậu ở Đông Nam Á và các giải pháp chính sách có thể xuất hiện để xây dựng khả năng phục hồi sau thảm họa.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng thư ký cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) Ekkaphab Phanthavong nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng rủi ro và tính dễ bị tổn thương cho các quốc gia và cộng đồng trong ASEAN. Ông kêu gọi chú ý nhiều hơn đến các phương pháp thích ứng sáng tạo và hợp tác liên ngành để giảm thiểu những rủi ro này. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tốt hơn các tác nhân địa phương và các công nghệ tiên tiến, đồng thời gợi ý rằng tài chính đổi mới có thể là một công cụ mạnh mẽ.

Tiến sĩ Saut Sagala từ Sáng kiến ​​phát triển khả năng phục hồi đã thảo luận về tiến bộ toàn cầu đã đạt được trong việc nội địa hóa hỗ trợ nhân đạo và các phương pháp nội địa hóa có mục tiêu có thể được triển khai ở Đông Nam Á để giải quyết các rủi ro hệ thống của các thảm họa biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai bao gồm cả cộng đồng trong tương lai. Ngoài việc thành lập Diễn đàn thảm họa khu vực ASEAN để cho phép phối hợp giữa các trụ cột và liên cấp, Tiến sĩ Sagala kêu gọi củng cố các xã hội dân sự, thúc đẩy sự đóng góp của giới trẻ, thiết lập một mạng lưới các chuyên gia truyền thông và tăng cường phòng ngừa, giảm nhẹ và chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa, ứng phó khẩn cấp và phục hồi sau thảm họa.

>>> Xem thêm tại đây

Việc buôn bán than củi đang bùng nổ ở Tanzania thúc đẩy nạn phá rừng không được kiểm soát

Những khu rừng rộng lớn thuộc khu bảo tồn Ruhoi ở phía đông Tanzania giờ trơ trọi, mặt đất ở một số khu vực khô và cháy đen, phủ đầy gốc cây và những thân cây dễ gãy và đổ. Rừng đang bị chặt phá ở mức báo động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về than củi ở thành phố Dar es Salaam gần đó.

tm-img-alt
Phá rừng do buôn bán than củi ở bìa rừng Ruhoi ở Tanzania (Nguồn: The Guardian)

Do giá xăng cao, khoảng 90% hộ gia đình Tanzania hiện sử dụng than hoặc củi để nấu ăn, điều này đang thúc đẩy nạn phá rừng nhanh chóng trên cả nước.

Theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc, từ năm 2015 đến 2020, quốc gia này đã mất gần 470.000 ha rừng mỗi năm. Tình hình phản ánh những gì đang xảy ra trên khắp châu Phi, nơi mà việc khai thác gỗ và sản xuất than chiếm gần một nửa sự suy thoái rừng của lục địa.

>>> Xem thêm tại đây

ENV kêu gọi các thầy thuốc cam kết "thân thiện với động vật hoang dã"

ENV đã chia sẻ thông tin đến gần 2.000 cơ sở kinh doanh y dược cổ truyền tại 9 thành phố lớn trên cả nước và kêu gọi các cơ sở này tham gia Mạng lưới Cơ sở kinh doanh/thầy thuốc y dược cổ truyền thân thiện với động vật hoang dã (ĐVHD) cũng như cam kết không buôn bán trái phép thuốc, dược liệu có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm.

Trong những năm vừa qua, tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài ĐHVD nguy cấp, quý, hiếm vẫn diễn biến phức tạp mà một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ niềm tin, thói quen sử dụng các loại thuốc, dược liệu từ ĐVHD để chữa bệnh hoặc nâng cao sức khỏe. 

Nằm trong chiến dịch thay đổi nhận thức cộng đồng về việc sử dụng thuốc, dược liệu từ ĐVHD, ngày 06/11/2022 vừa qua Giải chạy vì ĐVHD với tên gọi: “Động vật hoang dã không phải là thuốc” đã được ENV đồng hành cùng Hanoi Half Marathon, Sporting Republic tổ chức với sự tham gia của hơn 350 cá nhân từ 25 quốc gia. Trước đó, phim ngắn “Nói không với sử dụng thuốc từ động vật hoang dã” đã được ra mắt vào tháng 06/2022 trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, FaceBook và TikTok.

>>> Xem thêm tại đây

Thái Nguyên: Trao thiết bị vệ sinh môi trường cho địa phương về đích nông thôn mới

Mới đây, Quỹ Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên) phối hợp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh Thái Nguyên và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) Chi nhánh Thái Nguyên tổ chức bàn giao thiết bị vệ sinh môi trường, hỗ trợ các xã chuẩn bị về đích nông thôn mới, gồm: Liên Minh (Võ Nhai), Phủ Lý (Phú Lương) và Quân Chu (Đại Từ).

Tại lễ bàn giao, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ môi trường và 2 ngân hàng đã trao 20 xe đẩy rác và 30 thùng đựng rác cho xã Liên Minh; trao cho 2 xã Phủ Lý và Quân Chu mỗi địa phương 15 xe đẩy rác và 20 thùng đựng rác. Tổng trị giá các thiết bị là gần 200 triệu đồng.

Phát biểu tại lễ bàn giao, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ môi trường khẳng định: Hoạt động hỗ trợ địa phương thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới thể hiện sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và 2 ngân hàng nói riêng trong việc bảo vệ môi trường. Qua đó, tạo động lực, động viên các cộng đồng dân cư nỗ lực bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trước đó, trong quý I/2022, Quỹ Bảo vệ môi trường cũng đã triển khai hỗ trợ 80 xe đẩy rác cho 4 địa phương đăng ký về đích nông thôn mới năm 2022 (mỗi xã 20 chiếc), gồm:  Bộc Nhiêu, Kim Phượng, Trung Lương (Định Hóa); Yên Ninh (Phú Lương). Trong năm, Quỹ còn hỗ trợ Hội Nông dân huyện Đồng Hỷ tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường cho hơn 300 hội viên nông dân các xã: Minh Lập, Hóa Trung và Tân Long.

>>> Xem thêm tại đây

Nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề tại Bắc Ninh

Làng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình) nổi tiếng với nghề đúc đồng, với những sản phẩm như: tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, tranh câu đối bằng đồng… Hiện làng có 1.198 hộ làm nghề, trong đó có 708 hộ sản xuất hộ sản xuất hàng dân dụng, 301 hộ sản xuất hàng mỹ nghệ và 189 hộ đúc nhôm, đồng. Năm 2022, doanh thu của làng nghề đạt khoảng 300 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người dao động từ 50 - 70 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, môi trường ở đây ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Đại Bái cho biết, làng nghề đang phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ phát triển nghề gò đúc đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do rác thải của các hộ làm nghề đúc đồng, cô bã nhôm đổ bừa bãi ra môi trường, nước thải của các hộ làm nghề có hóa chất như axít, sút… không được quy hoạch vào khu tập trung để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông, ao hồ, mương. Các hộ đúc, cô phế liệu chưa xây dựng ống khói đạt tiêu chuẩn, đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của nhân dân trong làng.

Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ và mặt bằng dân trí thấp. Những hạn chế về khả năng đầu tư, điều kiện cạnh tranh trên thị trường làm tăng mức đầu tư phát sinh và ô nhiễm môi trường. Các hộ sản xuất, kể cả các xưởng sản xuất đều được xây dựng sơ sài. Diện tích chật hẹp, hệ thống điện, nước lắp đặt tùy tiện, không an toàn. Hệ thống thu gom nước thải từ các hộ sản xuất và sinh hoạt cũng chưa được phân loại xử lý mà vẫn đổ trực tiếp ra môi trường...

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, nhận thức của nhân dân còn thấp, ý thức chung trong việc bảo vệ môi trường chưa cao khiến tình trạng môi trường trong làng nghiệp làng nghề ngày càng bị ô nhiễm. Cụ thể, người dân làng Đại Bái thường phải hít không khí năng, có mùi khét do các hộ đúc, cô phế thải đồng nhôm gây ra, hoặc thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da.

UBND xã Đại Bái đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường như quy hoạch khu bãi rác thải tập trung rộng hơn 8.000 m2 nhằm giảm thiểu tình trạng ứ đọng, ô nhiễm nguồn rác thải. Quy định ống khói của các hộ đúc, cô phế liệu phải xây dựng cao từ 12 mét trở lên, các hộ có máy móc sản xuất phải tuân thủ thời gian quy định làm việc từ 5 đến 19 giờ hàng ngày, không làm quá thời gian quy định. Các hộ tẩy, rửa hóa chất lớn bắt buộc phải xây dựng bể chứa lắng đọng...

>>> Xem thêm tại đây

Hà Tĩnh: Người dân huyện Kỳ Anh tích cực hưởng ứng phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Thông tin từ lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh cho biết: Mặc dù đã có sự tập trung cao, tuy nhiên hiệu quả từ mô hình thu gom, phân loại rác trước đây của huyện vẫn còn thấp; khối lượng rác đưa đến nhà máy xử lý ngày càng tăng, trong đó chủ yếu vẫn là rác hữu cơ (trên 70%). Tính riêng năm 2021, toàn huyện phải bỏ ra 9,5 tỷ đồng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, trong khi hàng năm lãng phí một lượng phân bón hữu cơ rất lớn.

tm-img-alt
Người dân ở Kỳ Anh thực hiện phân loại rác

Do đó, để khắc phục hạn chế, tối ưu hóa việc xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, huyện Kỳ Anh triển khai thí điểm mô hình phân loại triệt để rác thải sinh hoạt tại nguồn theo cách làm mới.

Theo đó, rác hữu cơ, rác khó phân hủy sau khi phân loại tại hộ gia đình, được cho vào 2 túi chuyên dụng riêng biệt, đưa đi vận chuyển xử lý bởi 2 xe ô tô chuyên dụng khác nhau, với 2 màu khác biệt. Rác hữu cơ được chở đến điểm xử lý tập trung, sử dụng men vi sinh của Công ty CP Tập doàn Quế Lâm để xử lý thành phân bón hữu cơ; rác khó phân hủy được chở đến Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Kỳ Tân. Mô hình được triển khai thực hiện thí điểm tại 3 xã: Kỳ Xuân, Kỳ Phú và Kỳ Khang.

Đến nay, sau hơn 1 tháng triển khai, vừa tổ chức thực hiện vừa tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn với phương châm “ai cũng biết cách phân loại rác”, với sự đồng tình, ủng hộ cao của nhân dân, đã có 100% hộ gia đình của 3 xã tham gia phân loại rác theo cách làm mới với kết quả khả quan.

Riêng xã Kỳ Phú, mỗi tuần trọng lượng rác thải phải đem đi xử lý tại Nhà máy xử lý rác xã Kỳ Tân giảm từ 6 đến 8 tấn (giảm hơn 30 tấn rác/tháng) so với trước đây.

TP.Thủ Đức nhận 500 triệu đồng kinh phí thực hiện chuyển đổi phương tiện thu gom rác

Trao 500 triệu đồng hỗ trợ TP. Thủ Đức thực hiện chuyển đổi phương tiện thu gom rác trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Vạn Phúc cho biết, hoạt động trên địa bàn TP.Thủ Đức, Tập đoàn Vạn Phúc đã đồng hành với thành phố trong rất nhiều chương trình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Tập đoàn Vạn Phúc rất đồng thuận với chủ trương chuyển đổi phương tiện thu gom rác của TP.Thủ Đức và mong muốn đóng góp để cùng TP. Thủ Đức thu gom, phân loại rác, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cũng trong dịp này, Thành ủy Thủ Đức tổ chức lấy ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP Thủ Đức về việc lựa chọn mẫu xe thu gom rác trên địa bàn… Các đại biểu xem giới thiệu các mẫu xe cũng như kết cấu của các mẫu xe; đồng thời đóng góp ý kiến cũng như nêu những ưu điểm và hạn chế của các mẫu xe…

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 13/12/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.