Thứ sáu, 26/04/2024 20:08 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/12/2022

MTĐT -  Thứ tư, 21/12/2022 16:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 21/12/2022. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 21/12/2022 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hệ số bồi thường xây dựng lại chung cư cũ không vượt quá 2 lần

UBND TP. Hà Nội vừa đưa ra dự thảo quy định về chung cư cũ, theo đó thành phố đưa ra hệ số bồi thường đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do Nhà nước trực tiếp thực hiện bằng 1 lần.

Đối với phần diện tích căn hộ tái định cư vượt quá hệ số k=1 hoặc dự án không cân đối với đối được tài chính thì chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp kinh phí để đầu tư xây dựng đối với phần diện tích phân tích này hoặc phần không được cân nhắc để đạt được hiệu quả tài chính. Chi phí đóng góp được tính theo giá trị để đầu tư xây dựng dự án phân bổ đều cho 1 mét vuông diện tích sàn căn hộ tái định cư.

tm-img-alt
Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh công tác cải cách, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn TP.

Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không làm Nhà nước trực tiếp thực hiện, số k bù thường không vượt quá 2 lần phân tích sử dụng căn hộ ghi trong giấy chứng nhận được cấp hoặc phân tích đủ điều kiện điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Căn hộ mới được đền bù có diện tích không nhỏ hơn 25m2 và đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45m2 không quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án tại từng khu vực, hồ sơ hiện trạng nhà chung cư, hồ sơ quy hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng hệ thống số k bồi thường , gửi Sở Xây dựng để chủ trì cùng các sở, ngành rà soát, tổng hợp báo cáo UBND TP. Hà Nội phê duyệt...

Dự thảo cũng quy định các tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư như: Chủ sở hữu sở hữu không thấp hơn 20% sơ bộ tổng vốn đầu tư dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 15% sơ bộ tổng vốn đầu tư dự án đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ ​​20ha trở lên; nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện tối thiểu 1 dự án khu đô thị có nhà ở hoặc 1 dự án đầu tư xây nhà ở có quy mô tương tự với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư dự kiến ​​đăng ký tham gia...

Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định các cơ chế hỗ trợ trong quá trình cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư: Miễn phí sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất.

>>> Xem thêm tại đây

Hà Nội: Kiểm tra, xử lý bãi trông xe, bãi đỗ xe không phép, sai phép

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về việc xử lý các bãi trông xe, bãi đỗ xe không phép, sai phép; xử lý lấn chiếm lòng đường và một số lĩnh vực khác của ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô.

Theo ông Nguyễn Phi Thường , Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải Hà Nội cho biết: Để xử lý nghiêm các bến, bãi trái phép Sở đã tăng cường chỉ đạo các phòng ban phối hợp với lực lượng công an Thành phố, Công an các quận, huyện, thị xã, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý các điểm trong giữ xe, bãi đỗ xe không phép, sai phép: Tổ chức giải tỏa, xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng đường, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh, tập kết vật tư, vật liệu... gây mất an toàn giao thông.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Phi Thường ,Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải Hà Nội 

Theo đó, từ ngày 20/12/2021 đến ngày 14/11/2022, Sở Giao thông và Vận tải Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính 15.362 trường hợp, tương đương số tiền xử phạt vi phạm hành chính 47.965.090.000 đồng, tạm giữ 164 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 1.306 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kiểm định và bảo vệ môi trường 115 xe ô tô tải.

Cũng theo ông Thường, trong năm 2022 ( từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/11/2022) trên địa bàn thành phố xảy ra: 754 vụ, 378 người chết, 533 người bị thương; So sánh cùng kỳ 2021: tăng 17 vụ (2,31%), tăng 75 người chết (24,75%), tăng 36 người bị thương (7,24%); so sánh cùng kỳ 2019 (thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19): Giảm 403 vụ (34,83%), giảm 74 người chết (16,37%), giảm 228 người bị thương (29,96).

Trong khi đó đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, Sở Giao thông đã tập trung vào công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; công tác duy tu, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kịp thời khắc phục, sửa chữa những hư hỏng, không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông nguyên nhân do hạ tầng xuống cấp.

Công tác đầu tư công được Sở quan tâm đẩy nhanh thi công, nhất là các công trình trọng điểm liên quan đến chức năng nhiệm vụ của ngành. Tổ chức tham mưu để xuất giải quyết các phương án khắc phục sự cố đường bộ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên đường.

>>> Xem thêm tại đây

Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển 5 dự án nhà ở xã hội độc lập

Kế hoạch nhằm xác định vị trí, khu vực, diện tích đất cần phát triển nhà ở; số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ các loại nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua; nguồn vốn huy động để phát triển nhà ở xã hội; thời gian triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đây là cơ sở để thành phố chủ động kiểm soát công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, đáp ứng nhu cầu cơ bản nhà ở xã hội của người dân; xây dựng, phát triển đô thị Thủ đô hướng đến xanh, văn hiến, văn minh, thông minh, hiện đại.

Tổng nhu cầu diện tích sàn nhà ở xã hội giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới khoảng 6,8 triệu m2 sàn. Theo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2039 đã được phê duyệt, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2025 khoảng 1,25 triệu m2 sàn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet

Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 4 dự án đã hoàn thành với khoảng 0,33 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, 46 dự án đang triển khai với khoảng 2,90 triệu m2 sàn nhà ở và 5 dự án khu nhà ở xã hội độc lập đang được nghiên cứu triển khai.

Giai đoạn 2021-2025, thành phố xác định các nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm gồm: Đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án hiện nay đã có quyết định, cơ bản xong GPMB, đang chuẩn bị đầu tư hoặc đang thi công xây dựng, với khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở, hoặc đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025.

>>> Xem thêm tại đây

Nghệ An: Tăng cường quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt tuyến Cầu Giát – Thái Hòa

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 9836/UBND-NC về việc tăng cường quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt tuyến Cầu Giát – Thái Hòa.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải về việc kiểm tra, đánh giá tổng thể về tuyến đường sắt Cầu Giát – Thái Hòa, tại Văn bản số 9836/UBND-NC, UBND tỉnh Nghệ An  yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 8228/UBND-NC ngày 20/10/2022 về tăng cường quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt tuyến Cầu Giát – Thái Hòa.

tm-img-alt
Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ chức năng, Công an huyện, thị xã có đường sắt đi qua áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến đường sắt.

Trong đó, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở GTVT chủ trì tham mưu các biện pháp xử lý tồn tại, bất cập liên quan đến quản lý, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thuộc phạm vi trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định.

Đồng thời, phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, các địa phương, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt, bảo vệ, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt đến Nhân dân trên địa bàn cấp xã dọc tuyến đường sắt Cầu Giát – Thái Hòa.

>>> Xem thêm tại đây

TP.HCM đề xuất làm bãi xe 3.500m2 giải tỏa ùn tắc ở Tân Sơn Nhất

Nội dung này được Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm đề cập trong cuộc họp với các bên liên quan về kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Quý Mão 2023 vào chiều 20/12.

Khu đất này nằm tiếp giáp lối vào ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất và góc đường Bạch Đằng - Trường Sơn - Hồng Hà (quận Tân Bình), tổng diện tích hơn 3.500 m2. Địa điểm này trước đó cũng được Tổng công ty Cảng không miền Nam đề xuất cho taxi, xe công nghệ dừng đậu, chờ điều phối vào sân bay đón trả khách nhưng đến nay chưa thực hiện.

Theo ông Lâm, chính quyền thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu các thủ tục triển khai bãi đậu xe ở nơi này do liên quan tài sản công. Tuy nhiên, trước lượng khách dự báo hơn 120.000 đến sân bay mỗi ngày dịp Tết, Sở Giao thông Vận tải sẽ mời các bên liên quan khảo sát thực tế và sẽ đề xuất thành phố cho tạm bố trí khu đất làm bãi đỗ cho taxi, xe công nghệ trong thời gian này, để giảm tải cho khu vực.

tm-img-alt
Dự kiến, khu đất 3.500 m2 gần Tân Sơn Nhất sẽ được bố trí cho taxi, xe công nghệ đón trả khách ở sân bay dịp Tết. (Ảnh: Internet)

Lãnh đạo Sở GTVT nhìn nhận, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng và là ‘điểm nóng’ về ùn tắc và dự báo sẽ căng thẳng khi cao điểm Tết đang cận kề. Do vậy, ngoài tính toán bố trí bãi đậu xe tạm, tăng các chuyến bay đêm, kết nối giao thông giữa sân bay và bên ngoài cần có kịch bản, phương án điều tiết cụ thể để hạn chế ùn tắc.

Giám đốc Sở GTVT đề nghị các đơn vị phối hợp Cảng hàng không đảm bảo các kịch bản cụ thể, điều tiết xe ra vào sân bay, tránh ách tắc. Trong đó, thành phố sẽ điều phối kéo dài thời gian hoạt động các tuyến xe buýt và làm việc với các hãng taxi, ôtô công nghệ tăng số lượng xe, nhằm giải toả khách ở sân bay.

Khách qua sân bay Tân Sơn Nhất dịp Tết năm nay dự báo tăng kỷ lục, hơn cả thời điểm chưa có dịch, phần lớn ở các chuyến bay trong nước. Trước Tết, ngày 20/1 (29/12 Âm lịch) dự báo lượng khách đông nhất với gần 123.000 người; sau Tết hôm 29/1 (8/1 Âm lịch) số hành khách lên đến hơn 144.000. Cả dịp Tết Quý Mão, Tân Sơn Nhất ước tính đón hơn 3,8 triệu khách với gần 27.000 lượt chuyến bay, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019 khi dịch chưa bùng phát.

>>> Xem thêm tại đây

Hàng không tăng cường chuyến bay đêm dịp Tết Nguyên đán

Theo Cục Hàng không Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2023, hàng trăm chuyến bay đêm đã và đang được lên kế hoạch triển khai.

Cụ thể, Cục này vừa công bố điều chỉnh tham số điều phối đường hạ, cất cánh tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (TP HCM). Theo đó, từ ngày 6/1/2023 đến ngày 5/2/2023 (tức từ ngày 15 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão), tham số điều phối đường hạ, cất cánh là 44 chuyến/giờ (tăng từ 42 lên 44) vào các khung giờ từ 9h00 - 14h55 và từ 18h00 - 21h00.

tm-img-alt
Phục vụ nhu cầu đi lại tăng nhanh dịp Tết Nguyên đán 2023, hàng trăm chuyến bay đêm đã và đang được lên kế hoạch triển khai. (Ảnh: Internet)

Cục Hàng không Việt Nam xác nhận có thêm tổng số 150 chuyến/ngày, trong đó các khung giờ tối muộn và đêm là 98 chuyến/ngày. Với số lượng slot được xác nhận bổ sung này, các hãng hàng không Việt Nam sẽ tăng cung ứng và mở bán thêm trên các đường bay nội địa trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán thêm cả chục nghìn vé mỗi ngày. Hiện các hãng hàng không Việt Nam đã xây dựng kế hoạch khai thác vào các khung giờ tối muộn và đêm (từ 20h00 - 04h00 sáng) đến 12 cảng hàng không địa phương.

Trong đó, Cảng HKQT Nội Bài có thêm 90 chuyến bay đêm, Vinh 35 chuyến, Thọ Xuân 34 chuyến, Chu Lai 5 chuyến, Đồng Hới 9 chuyến, Cát Bi 22 chuyến, Liên Khương 6 chuyến, Phù Cát 6 chuyến, Pleiku 2 chuyến, Đà Nẵng 34 chuyến, Huế 29 chuyến, Buôn Ma Thuột 3 chuyến.'

Hiện Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam chỉ đạo các sân bay huy động nhân sự phục vụ bay đêm nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ. Đồng thời, cục cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở GTVT yêu cầu xe buýt, taxi phục vụ ban đêm tại sân bay.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/12/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới