Thứ bảy, 27/04/2024 02:32 (GMT+7)

Tính một giá và 5 bậc thang: Nên chọn phương án nào?

MTĐT -  Thứ sáu, 14/08/2020 11:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Công Thương đang đề xuất 2 phương án tính giá điện. Phương án 1 là áp dụng biểu giá 5 bậc thang. Phương án 2 là khách hàng được chọn áp dụng biểu giá 5 bậc thang hoặc tính theo một giá điện.

Đặc biệt, tại phương án 2A và 2B, giá điện tính theo bậc 5 (từ 701 kWh trở lên) cao hơn rất nhiều so với bậc 5 (từ 701 kWh trở lên) của phương án 1, từ 3.449 - 5.109 đồng/kWh, trong khi giá điện bậc 5 của phương án 1 chỉ 3.132 đồng/kWh.

Thế nên, mức giá điện 1 bậc được tính theo phương án 2A và 2B cao hơn, lần lượt 2.703 đồng/kWh (bằng 145% mức giá điện bình quân) và 2.890 đồng/kWh (bằng 155% mức giá điện bình quân).

Như vậy, với 2 phương án được Bộ Công thương đưa ra, có ba biểu giá 5 bậc và 2 lựa chọn một giá. Nếu căn cứ vào mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh, kể từ thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ điện ngày 20/3/2019, thì mức giá bán lẻ điện cụ thể được xác định ở các bậc như sau:

Phương án 1:

Phương án 2A:

Phương án 2B:

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, với phương án chỉ áp dụng theo biểu giá 5 bậc thang, có khoảng 20,1 triệu khách hàng sinh hoạt có mức sử dụng điện dưới 200 kWh một tháng và mức 301-400 kWh mỗi tháng được giữ nguyên hoặc giảm khoảng 12.000 đồng một tháng. Nhưng nếu dùng 201-300 kWh hoặc dùng 401 kWh một tháng trở lên sẽ phải trả tăng 4.000-99.000 đồng một tháng.

Với biểu giá 6 bậc thang hiện hành, đa số khách hàng dùng điện dưới 600 kWh (97,36 % tổng số khách hàng) nên với biểu giá 5 bậc thang, chi phí điện sẽ giảm khoảng 2.800-12.800 đồng. Còn dùng 300 kWh một tháng sẽ phải trả thêm khoảng 7.100 đồng.

Ông Tuấn cho biết thêm, phương án một giá nên bằng với giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng một kWh không nhận được sự ủng hộ phần đông của bộ, ngành.

Ông phân tích, đây không phải là lần điều chỉnh giá nên các phương án đưa ra phải đảm bảo giá bán lẻ điện bình quân cho tất cả nhóm khách hàng được giữ nguyên ở 1.864,44 đồng một kWh, theo Quyết định 648/2019 của Bộ Công Thương.

Theo tính toán, nếu điện một giá bằng giá sinh hoạt bình quân 1.864,44 đồng một kWh thì khách hàng sử dụng dưới 200 kWh một tháng (khoảng 18,7 triệu khách hàng) phải trả tăng 19.000-39.000 đồng một tháng.

"Nếu áp giá điện một giá ở mức 1.864,44 đồng một kWh, để đảm bảo giá điện sinh hoạt bình quân không đổi sẽ phải tăng giá bán lẻ mức tiêu thụ dưới 700 kWh một tháng. Như vậy sẽ có lợi cho khách hàng dùng nhiều nhưng ảnh hưởng tới 98% người dùng điện khác, nhất là hộ gia đình thu nhập thấp, trung bình", ông Tuấn lý giải.

Ngoài ra, tiền ngân sách hỗ trợ người nghèo, hộ chính sách sẽ tăng thêm 240 tỷ đồng một năm, lên mức 1.240 tỷ do giá điện cao hơn bậc 1 hiện hành. Và việc áp dụng một giá điện cho tất cả đối tượng khách hàng sẽ không khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Trước những phương án này, người tiêu dùng cho rằng, vẫn nên duy trì biểu giá điện bậc thang, vì ít ra chúng ta cũng nên theo con đường của các nước phát triển trên thế giới.

Tính giá điện lên tới 2.700 - 2.900 đồng là quá lớn

Trao đổi với báo Thanh niên, TS Ngô Đức Lâm, nguyên Viện phó Viện Năng lượng (Bộ Công thương), phản biện: Với phương án 5 bậc giá, Bộ Công thương đề xuất rút từ 6 bậc xuống 5 bậc nhưng giá điện tại từng bậc lại tăng cao hơn. Chẳng hạn, ngay từ bậc 2 với hộ dùng từ 101 kWh trở lên đã áp giá cao hơn giá điện bình quân 8% nên chắc chắn nếu tính ra, người dùng sẽ phải trả cao hơn so với cách tính hiện tại trên cùng 1 số lượng điện tiêu thụ.

Tương tự, giá điện 1 bậc lại áp giá bình quân cao hơn giá bình quân hiện tại từ 1,5 - 2 lần, người tiêu dùng chọn trả bằng giá điện bình quân cũng thiệt hơn so với hiện nay.

Theo ông Lâm, sai lầm mấu chốt trong cách tính giá điện hiện nay của Bộ Công thương là không đảm bảo nguyên tắc tổng doanh thu điện sinh hoạt được tính theo từng bậc (5, 6 ,7 bậc...) cho khách hàng (T2) phải cân bằng với tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân (T1).

Các đoàn thanh tra hằng năm kiểm toán cũng không công bố các con số này nên ngành điện muốn thu lại bao nhiêu, để tổng doanh thu theo bậc từ khách hàng lớn hơn tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân bao nhiêu thì áp giá ở từng bậc bấy nhiêu. Trong khi đó, nếu ngay từ đầu công khai, đảm bảo đủ nguyên tắc T1 luôn bằng T2 thì dù có chia 3 hay 5, 7 bậc, giá trung bình tính ra cũng đều quay về giá bình quân, không thể cao hơn.

“Mặt khác, với giá điện 1 bậc, việc tính giá điện lên tới 2.700 - 2.900 đồng như đề xuất của Bộ Công thương là quá lớn và không có cơ sở. Giá điện bình quân hơn 1.860 đồng/kWh hiện nay đã bao gồm cả chi phí và lãi. Trong nhiều cuộc họp tính toán về giá điện trước đây, chính Bộ Công thương khi phát biểu cũng chỉ bày tỏ mong muốn được tăng giá bình quân lên 2.400 - 2.500 đồng/kWh là đạt yêu cầu. Vậy giờ tăng lên đến gần 3.000 đồng/kWh là quá vô lý. Phải chăng đơn vị này đang muốn tạo sức ép đẩy giá cao lên để khi “trả giá” xuống thấp hơn một chút là vừa ý nguyện?”, ông Lâm thẳng thắn đặt vấn đề.

Người nghèo chịu thiệt

Về vấn đề này, trao đổi với Lao Động, GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam cho biết, khi đã đưa ra phương án một giá điện, không nên đưa ra 2 mức (145% và 155%) như dự thảo.

“Chính phủ đã có mức giá bán lẻ bình quân (hiện là 1.864,44 đồng một kWh), khi tính toán thì lấy mức đó rồi cân đối cho phù hợp, đảm bảo lợi ích các bên. Tôi chưa hiểu vì sao phải đưa ra 2 phương án về điện một giá như thế”, ông Long nói.

Cũng theo GS Trần Đình Long, giá dự kiến theo phương án một giá điện trong dự thảo cao gần bậc 5, chứ không phải trung bình bậc 3. Điều này khiến những người tiêu dùng ít điện chịu thiệt.

"Đáng lẽ từ 5 bậc nên xem xét tới phương án 3 bậc trước khi "nhảy" xuống một giá luôn. Điện một giá trước sau gì chúng ta cũng phải tính đến khi hoàn thiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, nhưng từ đây đến thời điểm đó mấy năm nữa, thời điểm này chưa thích hợp để áp dụng điện một giá", ông Long nêu quan điểm.

Theo ý kiến của ông Long, phương án 3 bậc sẽ bao gồm: bậc 1 từ 1-100kWh cho những gia đình khó khăn ở mức giá được hỗ trợ, bậc tiếp theo từ 101- 499 kWh với mức giá bình quân, còn lại khách hàng trên 500kwh thì sẽ phải giá cao hơn vì đây là mức dùng nhiều với các hộ khá giả.

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tính một giá và 5 bậc thang: Nên chọn phương án nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới