Thứ bảy, 27/04/2024 06:14 (GMT+7)

Tọa đàm “Truyền thông về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam”

Thế Hoàn -  Thứ hai, 11/07/2022 15:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đánh giá của ENV, trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hình sự có đối tượng bị bắt giữ vẫn tiếp tục gia tăng, tỷ lệ số vụ án được đưa ra xét xử cũng đạt ở mức đáng kể.

Sáng ngày 11/7/2022 tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) thuộc Hội Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông Đắk Lắk tổ chức buổi tọa đàm với các cơ quan, phóng viên báo chí thường trú tại tỉnh xung quanh chủ đề: “Truyền thông về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam”.

tm-img-alt
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV trình bày về thực trạng vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam và Đắk Lắk

Theo đánh giá của ENV, trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hình sự có đối tượng bị bắt giữ vẫn tiếp tục gia tăng, tỷ lệ số vụ án được đưa ra xét xử cũng đạt ở mức đáng kể. Đặc biệt, một số đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép đã phải đối mặt với những hình phạt thích đáng, đáp ứng được mục tiêu răn đe và phòng ngừa tội phạm về ĐVHD. 

Việt Nam là một trong những quốc gia đóng vai trò chính trong hoạt động buôn bán và tiêu thụ ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê và các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác. Đặc biệt, các mạng lưới tội phạm người Việt Nam đã nhập lậu hàng tấn ngà voi để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam và trung chuyển đến những quốc gia khác ở châu Á. Điều này đã ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt thế giới, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động ngoại giao, hợp tác kinh tế của Việt Nam với nước ngoài…

Với đặc thù là nơi phân bố của quần thể voi lớn nhất của Việt Nam và thường tổ chức các hoạt động du lịch gắn liền với voi nên khách du lịch Việt Nam và Châu Á đến Đắk Lắk có xu hướng mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi tại đây mà không biết đến những hậu quả pháp lý đáng tiếc có thể xảy ra nếu thực hiện hoạt động này. Do đó tỉnh Đắk Lắk là một trong những điểm nóng về tình trạng mua, bán lẻ các sản phẩm ngà voi. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức của người dân và du khách để có thể ngăn chặn, giảm thiểu các vi phạm liên quan đến voi và ngà voi cũng như các loại ĐVHD khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tại buổi toạ đàm, các nhà báo, phóng viên nêu thực trạng vi phạm về ĐVHD vẫn còn diễn ra công khai, đặc biệt các địa điểm du lịch, nhà hàng khách sạn…; các biện pháp xử lý chưa triệt để, chưa đủ tính răn đe; dẫn đến hiệu quả truyền thông của báo chí bị hạn chế. Việc định hướng và cung cấp thông tin của ENV trong xử lý tội phạm về ĐVHD sẽ giúp các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ ĐVHD, những rủi ro về kinh tế và pháp luật trong việc vi phạm về ĐVHD…

tm-img-alt
Đại diện Phòng cảnh sát bảo vệ Môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin về tình hình hình tội phạm về động vật hoang dã

Đại diện các cơ quan chức năng tham gia buổi toạ đàm như Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk đã cung cấp thông tin về tình trạng vi phạm và kết quả xử lý các vi phạm về ĐVHD thời gian qua tại địa phương; đồng thời nêu những khó khăn, trở ngại trong việc xác minh, giám định để làm căn cứ xử lý vi phạm.  

tm-img-alt
Các cơ quan chức năng bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã

Ông Ra lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở TT-TT Đắk Lắk đánh giá cao hoạt động của ENV trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên nói chung và hỗ trợ truyền thông nói riêng. Đây là dịp để ngành thông tin - truyền thông phối hơp cùng các ngành chức năng địa phương đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ ĐVHD, bảo tồn đa dạng sinh học. Ông cũng kêu gọi các cơ quan báo chí dành thời lượng thích đáng cho tuyên truyền hoạt động bảo vệ ĐVHD, góp phần giúp địa phương làm tốt công tác này trong thời gian tới. 

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm “Truyền thông về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới