Thứ bảy, 27/07/2024 08:09 (GMT+7)

Virus cúm gia cầm độc lực cao lần đầu được phát hiện tại Nam Cực

MTĐT -  Thứ ba, 27/02/2024 15:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học cho biết một loại vi rút cúm gia cầm độc lực cao lần đầu tiên được xác nhận ở Nam Cực, đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với các đàn chim cánh cụt khổng lồ.

Ngày 26/2, các nhà khoa học của Hội đồng Cấp cao về Điều tra Khoa học của Tây Ban Nha (CSIC) thông báo lần đầu tiên phát hiện một loại virus cúm gia cầm độc lực cao tại lục địa Nam Cực.

Virus xuất hiện tại đây tiềm ẩn nguy cơ đe dọa các đàn chim cánh cụt ở khu vực phía Nam của lục địa này.

Thông báo của CSIC nêu rõ phát hiện mới lần đầu tiên chứng minh rằng virus cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao đã xuất hiện tại Nam Cực bất chấp khoảng cách và rào cản tự nhiên ngăn cách lục địa này với các lục địa khác.

Sự xuất hiện của virus được xác nhận trong các mẫu xác chim biển skua được các nhà khoa học Argentina tìm thấy gần căn cứ Primavera ở Nam Cực.

tm-img-alt
Chim cánh cụt. (Ảnh: AFP)

Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đã lo ngại nguy cơ lây lan sau khi phát hiện một số trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm, trong đó có loài chim cánh cụt gentoo, ở một số hòn đảo gần Primavera.

Trong những tháng gần đây, dịch cúm gia cầm H5N1 đã làm chết nhiều loài chim ở nhiều khu vực trên thế giới.

Theo CSIC, các phân tích cho thấy chim đã nhiễm chủng cúm gia cầm H5 và ít nhất một trong những con chim chết nhiễm virus cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao.

Viện Nam Cực của Argentina cho biết quốc gia Nam Mỹ đã hợp tác với các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha để kiểm tra các mẫu từ những con chim chết được tìm thấy hồi đầu năm nay ở khu vực gần Argentina, nơi virus đã được phát hiện.

Dữ liệu từ Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Nam Cực cũng cho thấy một trường hợp nhiễm virus cúm đã được xác nhận tại một cơ sở nghiên cứu.

Lục địa Nam Cực và các đảo lân cận là nơi tập trung hàng trăm nghìn chim cánh cụt nên nguy cơ lây lan loại virus càng cao hơn.

Thiên Bảo (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Virus cúm gia cầm độc lực cao lần đầu được phát hiện tại Nam Cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Thương hiệu đồng hành