Thứ bảy, 27/04/2024 10:56 (GMT+7)

Tây Ninh: Mương nước ô nhiễm ngay sát đường dân sinh

MTĐT -  Thứ bảy, 10/03/2018 13:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một mương nước ô nhiễm nằm sát bên đường dân sinh không biết từ bao giờ tràn ngập rác thải và bốc mùi hôi thối đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân.

Theo phản ánh của người dân, trước cổng Chi nhánh Công ty TNHH Tiến Thành (chuyên chế biến mủ cao su, đóng tại ấp 6, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) có một mương nước chứa nhiều rác thải trông rất nhếch nhác và bốc mùi khó ngửi, gây ô nhiễm môi trường.

Mương nước ô nhiễm, chứa đầy rác thải.

Theo quan sát, con mương bẩn thỉu nằm ngay trước cổng chi nhánh công ty trên, nằm ngay bên đường ĐH13 một đoạn dài hơn 50m. Nước dưới mương có màu đen kịt, sủi bọt khí, trộn lẫn với rác rưởi, đầy ruồi nhặng và bốc mùi hôi thối khiến nhiều người đi đường ngang qua đây phải dùng tay bịt mũi.

Điều đáng chú ý là ngay góc tường rào của chi nhánh công ty có một ống nhựa dẫn xuống mương, bên dưới chân tường có một ống nhựa khác nữa được chôn âm xuống đất.

Hiện chưa rõ các ống nhựa dùng để làm gì, nhưng nhiều người cho rằng nước bẩn được xả ra từ ống này. Thiết nghĩ, ngành chức năng cần sớm vào cuộc để làm rõ nguyên nhân tồn tại con mương ô nhiễm này và có phương án xử lý để đảm bảo môi trường và cuộc sống của người dân.

Theo MT&CS (TH)

Bạn đang đọc bài viết Tây Ninh: Mương nước ô nhiễm ngay sát đường dân sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề