Thứ bảy, 27/04/2024 03:12 (GMT+7)

Cục ATTP tăng cường thanh, kiểm tra chống buôn lậu hàng TPCN

MTĐT -  Thứ ba, 10/07/2018 08:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/06/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng về dược, mỹ phẩm

Cục ATTP – Bộ Y tế đã chia sẻ thông tin liên quan đến các nội dung tại Chỉ thị 17/CT-TTg về chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN), dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 19-6.

Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết, tình trạng vi phạm về gian lận thương mại trong lĩnh vực TPCN hiện vẫn khá phổ biến.

Một số hành vi mà các công ty kinh doanh, sản xuất TPCN hay sai phạm, đó là: sản xuất TPCN dù chưa công bố, ghi nhãn sai hoặc gây hiểu lầm giống thuốc chữa bệnh, hay một số công ty đã thay đổi địa điểm sản xuất kinh doanh mà không thông báo lại với cơ quan quản lý...

Tình trạng vi phạm về gian lận thương mại trong lĩnh vực TPCN hiện vẫn khá phổ biến

Đặc biệt, đang xuất hiện tình trạng rất nguy hiểm là nhân viên tư vấn giả danh là bác sĩ, dược sĩ để tư vấn và bán TPCN. Điển hình như mới đây, sau khi có thông tin báo chí phản ánh, Cục ATTP đã ra quyết định thu hồi 13 giấy xác nhận sản phẩm của công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược (Nam Từ Liêm, Hà Nội), đồng thời ra quyết định thu hồi 4 giấy công bố phù hợp quy định ATTP do Cục cấp cho các sản phẩm của công ty này.

Cục trưởng Cục ATTP khẳng định, thực trạng tư vấn viên, người tư vấn giả làm bác sĩ, dược sĩ rất phổ biến. Đáng cảnh báo là bản thân các tư vấn viên này không có kiến thức về y tế nhưng khi tư vấn còn nói quá lên về mức độ nguy hiểm của căn bệnh mà khách hàng đang nhờ tư vấn nhằm gợi ý người tiêu dùng mua sản phẩm.
 
“TPCN chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, TPCN tuyệt đối không được ghi nhãn là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người” - ông Phong nói.
 
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo, người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm TPCN có quảng cáo dưới các hình thức như: dùng thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, dùng hình ảnh cán bộ y tế quảng cáo, sử dụng danh nghĩa, hình ảnh cơ quan y tế quảng cáo. Bởi với những hành vi quảng cáo này, chưa cần kiểm tra đã cho thấy quảng cáo không đúng quy định.

Cục ATTP tăng cường thanh kiểm tra theo chỉ thị 17 của Chính phủ để kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền

“Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, nhưng phải tăng cường thanh kiểm tra theo chỉ thị 17 của Chính phủ để kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền” – ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.

Để thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Cục An toàn thực phẩm – Tổ trưởng tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Đồng chí Giám đốc Sở Y tế, Đồng chí Trưởng ban Ban quản lý ATTP các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng trong ngành nhanh chóng triển khai các hoạt động sau đây:

- Chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với các cơ quan như Quản lý thị trường,Thông tin và truyền thông, Công an, Bộ đội biên phòng trong đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng là thực phẩm chức năng.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Ban quản lý An toàn thực phẩm tổng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn, tập trung vào các nội dung: đăng ký bản công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kết hợp lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm, đánh giá chỉ tiêu đã công bố, xử lý nghiêm và công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị kiểm nghiệm ưu tiên kiểm nghiệm và trả kết quả sớm đối với các mẫu do đoàn kiểm tra lấy, công khai kết quả kể cả các kết quả bảo đảm chất lượng cũng như kết quả không bảo đảm chất lượng.

- Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng qua các trang mạng xã hội mà chưa đăng ký bản công bố sản phẩm, chưa đăng ký nội dung quảng cáo, đồng thời tuyên truyền để người dân không sử dụng sản phẩm này.

Trong quá trình triển khai, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời kết quả về Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế và Chính phủ.

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Cục ATTP tăng cường thanh, kiểm tra chống buôn lậu hàng TPCN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới