Thứ năm, 02/05/2024 15:35 (GMT+7)

Áp lực lên môi trường đô thị

MTĐT -  Thứ ba, 21/07/2020 12:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Còn quá nhiều vấn đề dẫn đến sự chậm chạp trong tạo lập một cơ sở hạ tầng cho phát triển các đô thị bền vững. Tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt tuần qua ở Hà Nội là một minh chứng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90%, còn ở TP.HCM là xấp xỉ 70%.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân cả nước khoảng 82%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 20 - 30%. Đáng chú ý chỉ có 15% số bãi chôn lấp được coi là đạt yêu cầu vệ sinh, còn lại là bãi rác lộ thiên.

Các báo cáo gần đây cho biết, tỉ lệ đất giao thông/đất xây dựng trong khu vực nội thị tại các đô thị ở Việt Nam, nhìn chung mới đáp ứng được theo ngưỡng tối thiểu (khoảng 16%), thấp hơn nhiều so với các chỉ tiêu quốc tế (khoảng 20 - 25%).

Nghiêm trọng hơn, theo yêu cầu các đô thị từ loại III trở lên phải có quy hoạch giao thông công cộng, song nhiều địa phương khi lập quy hoạch chung còn thiếu nội dung này. Các con số về phát triển đô thị mới dường như đang tỷ lệ nghịch với con số phát triển hệ thống giao thông đô thị. Và tất yếu, dẫn đến ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn.

Không quy hoạch nổi đất cho giao thông đô thị, dĩ nhiên, ở các khu vực khác, việc sử dụng đất lãng phí là điều dễ hiểu.

Hiện nước ta có hơn 300 KCN, tỷ lệ lấp đầy 68% so với tổng diện tích chiếm đất tự nhiên. Đây là một lãng phí ghê gớm. Nó cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm đi quỹ đất để phát triển đô thị trong tương lai.

Sự phát triển quá nhanh cũng đang dồn các đô thị vào hàng loạt khó khăn. Đó là tình trạng nước thải sinh hoạt tại các đô thị hầu hết không xử lý và đổ trực tiếp xuống sông hồ, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Cả nước hiện có 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế trên 926 nghìn m3/ngđ. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý chỉ đạt khoảng 13% so với tổng lượng thải.

Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, mặc dù 60% hộ gia đình Việt Nam đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng, nhưng hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt và chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải nói chung còn thấp. Trong 5 năm tới, Việt Nam có nhu cầu vốn đầu tư rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ USD để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025.

Những dang dở trong lĩnh vực này là hệ quả tất yếu của sự quản lý yếu kém, chắp vá với tư duy nhiệm kỳ, phát triển các đô thị mất cân đối, quy hoạch không đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn, cục bộ.

Nguy cơ các vùng trung tâm quá tải sẽ làm cho con người trở nên nhỏ bé, xa lạ với thiên nhiên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, người dân đô thị không được hưởng đầy đủ các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị, chất lượng cuộc sống bị suy giảm bởi môi trường đô thị đang bị hủy hoại.

Theo Ngọc Lý/Báo Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết Áp lực lên môi trường đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

“Trường học xanh” - Mô hình giáo dục hiệu quả
"Xây dựng mô hình “Trường học xanh” từ cổng trường, khuôn viên đến bên trong nơi làm việc, phòng học... tạo nên một tổng thể không gian làm việc thoải mái, thân thiện, trong lành, hoà cùng thiên nhiên và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất”.