Thứ năm, 02/05/2024 15:41 (GMT+7)

Các dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu

MTĐT -  Thứ năm, 07/04/2022 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hệ thống miễn dịch có vai trò như một lá chắn bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây tổn hại đến sức khỏe. Một khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh.

I. Hệ miễn dịch suy yếu là gì?

Hệ miễn dịch suy yếu là các nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý cho cơ thể con người. Nó phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng xâm nhập vào con người. Suy giảm miễn dịch gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp).

II. Các dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu thường gặp

Phát hiện hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả để có những biện pháp xử lý kịp thời là điều hết sức cần thiết và quan trọng.

Một vài yếu tố đặc trưng là dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn nhận ra cơ thể đang gặp trục trặc và cần một vài điều chỉnh để chúng có thể trở lại trạng thái hoạt động ban đầu. Một trong số đó bao gồm:

1. Hay bị cảm cúm:

Nếu bạn thường xuyên bị cảm, ho, viêm họng thì xin chia buồn, đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy hệ miễn dịch của bạn hoạt động không hiệu quả.

Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh cho bạn thường xuyên chứng tỏ bức tường ngăn chặn chúng đã không còn vững vàng. Một chế độ ăn lành mạnh và giảm bớt chất béo là cách hữu hiệu cho những ai đang phải gánh chịu tình trạng này. Rau quả đặc biệt tốt cho việc cải thiện và hồi phục chức năng của hệ miễn dịch.

tm-img-alt

2. Vết thương lâu lành:

Nếu bạn bị những vết thương ngoài da, bạn sẽ dễ dàng phát hiện điều này. Theo các chuyên gia y khoa, thời gian lành vết thương là nhân tố đánh giá tình trạng hệ miễn dịch khá chính xác.

tm-img-alt

3. Gặp vấn đề với dạ dày:

Hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến các bộ phận và hệ vận hành trong cơ thể và hệ tiêu hóa cũng không phải là một ngoại lệ. Một khi đường ruột không khỏe nó sẽ gây ra các tình trạng sức khỏe suy yếu. Các biểu hiện thông thường là chứng đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, táo bón và các triệu chứng tiêu hóa khác. Hãy chú ý tới những dấu hiệu đó vì đó là sự cảnh báo cho thấy hệ tiêu hóa của bạn không khỏe và chúng đang làm suy yếu hệ miễn dịch.

4. Thường xuyên bị ngứa:

Hệ miễn dịch hoạt động kém sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật và nấm ngứa phát triển. Những vị khách không mời này thường khiến da trở nên khó chịu và ngứa ngáy. Da nhạy cảm hơn với việc thay đổi thời tiết cũng đánh dấu sự thất bại trong hoạt động của hệ thống miễn dịch.

tm-img-alt

5. Khát nước:

Khi không hoạt động nặng mà bạn vẫn khát nước chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Theo các nhà nghiên cứu y khoa, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến mất nước và làm cơ thể mệt mỏi. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày bạn cần bổ sung lượng nước cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít nước.

6. Thị lực xuống cấp:

Các nhà khoa học tại viện Nghiên cứu Sức khỏe Anh cho biết, thị lực cũng góp phần phản ánh sức khỏe của bạn. Một hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả sẽ ngăn chặn những hiện tượng như chóng mặt khi thay đổi tầm nhìn. Bạn sẽ cần lời khuyên của chuyên gia y tế nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên.

7. Da xấu:

Cơ thể bài tiết chậm dẫn đến việc lưu giữ chất độc lại trên da là tác hại rõ rệt của tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Do vậy,  khi làn da của bạn có dấu hiệu trở nên sạm đen, khô… lúc này bạn đừng nên coi thường chúng mà hãy chú ý đến những nguyên nhân gây ra chúng.

8. Dị ứng:

Nếu cơ thể bạn "nhạy cảm" hơn và dị ứng với nhiều loại chất hơn so với bình thường, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch không hoạt động tốt. Tuy vậy, nhân tố này không hoàn toàn đánh giá chính xác hệ thống gặp trục trặc. Vì không có mức đánh giá cụ thể đâu là quá nhạy cảm, việc ước tính mức độ hoạt động của hệ miễn dịch cũng chỉ là tương đối. Tuy vậy, khi hiện tượng này xảy ra, bạn vẫn cần để tâm đến chúng và theo dõi thường xuyên.

9. Cơ thể dễ bị stress

Căng thẳng sẽ khó có cơ hội để tác động nếu cơ thể bạn giàu năng lượng và sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng miễn dịch thấp thì khả năng bạn rơi vào trạng thái stress rất dễ xảy ra.

Căng thẳng kéo dài đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể, trong đó làm hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, nếu mắc cảm cúm khi đang gánh chịu nhiều áp lực, bệnh sẽ đặc biệt nặng hơn.

II. Biện pháp tăng cường sức khỏe miễn dịch

Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên thực hiện những điều sau đây:

- Có lối sống lành mạnh để giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh một cách tự nhiên.

- Hãy quan tâm đến cách ăn uống; cố gắng có một chế độ ăn uống cân bằng. Chế độ ăn uống cân bằng và phong phú phải bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, như vitamin A, vitamin C, vitamin B và các chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng khác.

- Ngủ đủ 8 tiếng, vì khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ phục hồi năng lượng và sửa chữa các tế bào bị tổn thương.

- Tập thể dục thường xuyên vì nó không chỉ tăng cường miễn dịch và giúp duy trì cân nặng hợp lý, mà còn tạo ra các hormone hạnh phúc trong cơ thể, giúp nâng cao tâm trạng và hỗ trợ chống lại căng thẳng.

- Thường xuyên rửa tay. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể hầu hết từ bàn tay không sạch sẽ.

- Thực hành chánh niệm và lòng biết ơn để giảm thiểu căng thẳng.

- Nói không với hút thuốc lá vì nó làm tổn hại đến sự cân bằng của hệ thống miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một số rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

“Trường học xanh” - Mô hình giáo dục hiệu quả
"Xây dựng mô hình “Trường học xanh” từ cổng trường, khuôn viên đến bên trong nơi làm việc, phòng học... tạo nên một tổng thể không gian làm việc thoải mái, thân thiện, trong lành, hoà cùng thiên nhiên và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất”.