Thứ sáu, 26/04/2024 23:50 (GMT+7)

Chìa khóa của nông nghiệp hiện đại

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ bảy, 13/11/2021 09:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên kết chuỗi nông sản là hoạt động phối hợp giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, gắn với các hình thức tổ chức kinh doanh của ngành Nông nghiệp.

Đây là hướng đi tất yếu, “chìa khóa” của nền nông nghiệp bền vững và hiện đại, bảo đảm lợi ích ổn định, hài hòa cho các chủ thể cùng tham gia.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, Chính phủ và các địa phương, trong đó có Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, số lượng mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản tăng nhanh, thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia. Nhiều chuỗi liên kết được tổ chức khép kín từ giống, vật tư đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thị trường nội địa và xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế. Qua đó nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho các bên tham gia, tạo hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp nước nhà.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều “rào cản” khiến việc xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa được như mong muốn. Hà Nội và nhiều địa phương chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trung với hạ tầng kỹ thuật đông bộ; chưa phát huy được các hình thức liên kết phù hợp với mỗi ngành hàng; việc xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ liên kết còn nhiều bất cập; hình thức liên kết còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc pháp lý dẫn đến tình trạng “lật kèo”, mất niềm tin giữa các bên tham gia chuỗi liên kết...

Để thúc đẩy hình thành, phát triển các chuỗi liên kết nông sản, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, “dẫn đường” cho liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hà Nội và các địa phương cần tập trung phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất hiện đại. Tinh thần là Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng các cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp phải thể hiện rõ vai trò “nhạc trưởng” từ việc quy hoạch, thiết kế, huy động nguồn vốn đến tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành.

Cùng với đó là chủ động xây dựng, tổ chức hình thức liên kết phù hợp với mỗi ngành hàng cũng như thế mạnh của từng địa phương; đồng thời sắp xếp lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Trong đó chú trọng xây dựng mô hình quản lý cộng đồng (hợp tác xã, hiệp hội...) và đầu tư hệ thống chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, phù hợp với vùng nguyên liệu.

Mặt khác, cùng với việc tạo cơ chế thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiêp, làm “đầu kéo” cho các chuỗi liên kết, Hà Nội và các địa phương cần xây dựng, triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ nông dân, các cơ sở chế biến tham gia liên kết. Trong đó chú trọng nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ, năng lực quản lý, tiếp cận và xử lý thông tin thị trường và đặc biệt là hỗ trợ pháp lý cho các đối tượng tham gia hoạt động liên kết...

Một vấn đề không thể không nhắc tới là cần phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo niềm tin, bảo đảm lợi ích lâu dài giữa các bên tham gia chuỗi giá trị.

Triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ tạo được động lực mới để liên kết chuỗi thật sự là “chìa khóa” mở ra hướng phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao.

Bảo đảm đầu ra cho nông nghiệp.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị là giài pháp quan trọng  nhằm khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ, mất an toàn thực phẩm và bảo đám "đầu ra" cho nông sản. Hiện thành phố Hà Nội đã đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó chú trọng củng cố, phát triển các mô hình hiện có và xây dụng mới các chuỗi liên kết cho nhóm sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản.

Phát huy hiệu quả kinh tế

Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) là đơn vị điển hình trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Với diện tích canh tác 5ha, bình quân mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp 5-6 tấn rau sạch cho bếp ăn nhiều đơn vị trong huyện và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm. Sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ ngay đến đó, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng/lha mỗi năm. Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết, cùng với mô hình này, đến nay, Đan Phượng đã xây dựng được 6 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản như: Bưởi tôm vàng, hoa lan hồ điệp, rau hữu cơ... Các chuỗi này đã phát huy hiệu quả kinh tế cao, khẳng định là hưóng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, đến hết quýIII-2021, Hà Nội đã có 141 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (tăng 386% so với năm 2015). Nhiều chuỗi được tổ chức khép kín, chủ động hoàn toàn từ khâu sản xuât giống, vật tư, tổ chức trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các thương hiệu mạnh trên thị trường... Tuy vậy, nhiều chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội vẫn chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ lẻ, hình thức liên kết theo kiểu “thuận mua - vừa bán”, dễ xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng, dẫn đến việc sản xuất, tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn. “Việc liên kết chưa được như mong muốn nên sản lượng rau của hợp tác xã tiêu thụ qua kênh doanh nghiệp chỉ được 35%, còn lại bà con phải tự tiêu thụ...”, Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Tiền Lệ (huyện Hoài Đức) Nguyễn Văn Hào cho biết.

Trong khi đó, việc được hưởng những cơ chế ưu đãi cũng không dễ. Theo Giám đốc Hợp tác xa rau, quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Hoàng Văn Thám, dù rất muốn nhưng đơn vị vẫn chưa được hỗ trợ theo Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản, phẩm nông nghiệp (Nghị định 98). Đơn cử, Nghị định 98 quy định “hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết” bao gồm nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất mà không hỗ trợ nhà màng, nhà lưới và xe chuyên dụng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến... Trong khi đó, các bên tham gia liên kết rất cần các hạng mục này.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh htrợ

Đễ hỗ trợ các liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Văn Chí cho biết: Sở NN&PTNT Hà Nội đã đề nghị Bộ NN&PTNT ban hành thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định 98 và sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với nhu cầu thực tế...

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện ứng Hòa Dương Hồng Điệp, UBND huyện đã, đang khuyến khích các tổ chức, nguồn ngân sách thành phố dự kiến là hơn 366 tỷ đồng (chiếm 35%) và kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết, dự kiến hơn 670 tỷ đồng (chiếm 65%). Mục tiêu của kế hoạch là: 100% liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng; 100% các chủ thể tham gia liên kết chuỗi được đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; tổ chức sản xuất theo hình thức tiên tiến, hiện đại, tạo giá trị gia tăng cho liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...

Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tập trung rà soát các cá nhân thành lập chuỗi liên kết trong sản xuất; hỗ trợ các mô hình vay vốn ưu đãi, giới thiệu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm... Từ phía doanh nghiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho biết, công ty đang liên kết với nhiều vùng sản xuất nông sản của Hà Nội và đặc sản vùng miền trên cả nước. Để hoạt động liên kết bền chặt, đơn vị cung cấp sản phẩm phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng...

Về vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2085/QĐ-UBND ngày 11-5-2021 ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021- 2025. Kinh phí thực hiện gồm doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhằm định hướng xây dụng chuỗi liên kết đáp ứng yêu cầu mới. Thành phố sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, kho tàng, nhà xưởng chế biến... nhằm nâng cao giá trị gia tăng phục vụ hệ thống phân phối của doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Đối với các hợp tác xã, tập trung hỗ trợ giống, vật tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của các hệ thống phân phối: Siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, bếp ăn tập thể...

Bên cạnh những hỗ trợ từ Nhà nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải xác định được vai trò đầu tàu trong chuỗi liên kết để tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Tài liệu tham khảo:

  1. Thế Văn“Chìa khoá của nông nghiệp hiện đại”. Báo HNM 12/11/2021.
  2. Nguyễn Mai “Bảo đảm đầu ra cho nông sản”. Báo HNM 12/11/2021.

Bạn đang đọc bài viết Chìa khóa của nông nghiệp hiện đại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới